Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng gì? Ai có thầm quyền đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng?

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng gì? Ai có thầm quyền đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng? Vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội trong các cuộc họp của Hội đồng được quy định ra sao? câu hỏi của anh N (Hà Nội).

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng gì? Ai có thầm quyền đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng?

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 10 Nghị định 89/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
1. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội (sau đây gọi là Hội đồng quản lý) giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.
3. Hội đồng quản lý có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm.
4. Hội đồng quản lý có Văn phòng giúp việc. Nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng giúp việc do Hội đồng quản lý quy định.
...

Theo đó, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Cũng theo quy định này, Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng gì? Ai có thầm quyền đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng?

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng gì? Ai có thầm quyền đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng? (hình từ internet)

Vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội trong các cuộc họp của Hội đồng được quy định ra sao?

Vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội trong các cuộc họp của Hội đồng được quy định tại Điều 11 Nghị định 89/2020/NĐ-CP như sau:

Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này. Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải thảo luận tại cuộc họp thì Chủ tịch Hội đồng quản lý gửi văn bản lấy ý kiến từng thành viên Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách khi Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng Giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đề nghị.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý được Chủ tịch Hội đồng quản lý ủy quyền có trách nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản lý. Nội dung và các tài liệu cuộc họp phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản lý trước ngày họp ít nhất là 5 ngày làm việc. Các thành viên Hội đồng quản lý có trách nhiệm nghiên cứu, chuẩn bị để đóng góp ý kiến vào quá trình thảo luận và ra Nghị quyết của Hội đồng quản lý.
3. Cuộc họp của Hội đồng quản lý được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng quản lý tham dự. Nghị quyết của Hội đồng quản lý phải được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý biểu quyết tán thành. Đối với các thành viên vắng mặt được gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản. Trường hợp số thành viên biểu quyết đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý. Những vấn đề chưa thống nhất ý kiến giữa các thành viên Hội đồng quản lý thì Chủ tịch Hội đồng quản lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thành viên Hội đồng quản lý có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
...

Theo đó, vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội trong các cuộc họp của Hội đồng được quy định như sau:

Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải thảo luận tại cuộc họp thì Chủ tịch Hội đồng quản lý gửi văn bản lấy ý kiến từng thành viên Hội đồng quản lý.

Khi có những vấn đề cấp bách, Chủ tịch Hội đồng quản lý được quyền triệu tập cuộc họp.

Ra quyết định trong trường hợp số thành viên biểu quyết đồng ý và không đồng ý bằng nhau.

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn được nêu tại Điều 10 Nghị định 89/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
...
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý:
a) Chỉ đạo xây dựng và thông qua chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, kế hoạch dài hạn, năm năm, hằng năm về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; giám sát, kiểm tra Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt;
b) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu, chi, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để bảo đảm an toàn quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
c) Thông qua dự toán hằng năm về thu, chi các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
d) Thông qua các báo cáo hằng năm về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền;
đ) Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc;
e) Thành viên của Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, ngành chịu trách nhiệm báo cáo về những nội dung liên quan với Bộ trưởng bộ, ngành đó;
g) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; chiến lược phát triển của ngành; kiện toàn hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; cơ chế quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
h) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
Pháp luật
Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH từ 01/7/2024 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Xin giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội thế nào khi NLĐ cần nghỉ bệnh dài hơn 30 ngày? Mức hưởng ra sao?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2025? Mức lương tối đa đóng BHXH năm 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Khi nghỉ việc để trông con ốm đau, người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có đóng BHXH không? Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có cần thử việc?
Pháp luật
Cách tính thưởng Tết cho nhân viên đơn giản? Tiền thưởng Tết có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
Pháp luật
Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
670 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào