Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm có những cơ quan nào? Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội họp thường kỳ mấy tháng một lần?
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm có những cơ quan nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội như sau:
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
...
3. Hội đồng quản lý có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm.
...
Theo đó, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm.
Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội như sau:
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
...
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý:
a) Chỉ đạo xây dựng và thông qua chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, kế hoạch dài hạn, năm năm, hằng năm về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; giám sát, kiểm tra Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt;
b) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu, chi, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để bảo đảm an toàn quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
c) Thông qua dự toán hằng năm về thu, chi các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
d) Thông qua các báo cáo hằng năm về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền;
...
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể như trên.
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội họp thường kỳ mấy tháng một lần?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định chế độ làm việc của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội như sau:
Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này. Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải thảo luận tại cuộc họp thì Chủ tịch Hội đồng quản lý gửi văn bản lấy ý kiến từng thành viên Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách khi Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng Giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đề nghị.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý được Chủ tịch Hội đồng quản lý ủy quyền có trách nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản lý. Nội dung và các tài liệu cuộc họp phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản lý trước ngày họp ít nhất là 5 ngày làm việc. Các thành viên Hội đồng quản lý có trách nhiệm nghiên cứu, chuẩn bị để đóng góp ý kiến vào quá trình thảo luận và ra Nghị quyết của Hội đồng quản lý.
3. Cuộc họp của Hội đồng quản lý được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng quản lý tham dự. Nghị quyết của Hội đồng quản lý phải được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý biểu quyết tán thành. Đối với các thành viên vắng mặt được gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản. Trường hợp số thành viên biểu quyết đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý. Những vấn đề chưa thống nhất ý kiến giữa các thành viên Hội đồng quản lý thì Chủ tịch Hội đồng quản lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thành viên Hội đồng quản lý có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
4. Khi bàn về nội dung công việc liên quan đến các bộ, ngành và các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì Hội đồng quản lý mời lãnh đạo bộ, ngành đó và Thủ trưởng đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam dự họp. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan được mời dự họp có quyền được phát biểu ý kiến, nhưng không tham gia biểu quyết.
5. Nghị quyết của Hội đồng quản lý được gửi đến các thành viên Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc để tổ chức thực hiện.
6. Thành viên Hội đồng quản lý có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc cung cấp thông tin, tài liệu về những nội dung thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản lý. Tổng Giám đốc có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin và tài liệu về những nội dung thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản lý theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản lý.
....
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy chế Lương là gì? Mẫu Quy chế Lương của công ty? Thẩm quyền ban hành Quy chế Lương của công ty?
- Tổng hợp những câu chúc Tết sếp hay ngắn gọn? Dịp Tết Dương lịch, Tết âm lịch sếp có bắt buộc phải thưởng cho nhân viên?
- Thế nào là bảo trì nhà ở? Ai có trách nhiệm bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở?
- Mẫu Biên bản vi phạm hành chính Nghị định 118? Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính là bao lâu?
- Người dân tộc thiểu số thiếu đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất mà chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị phạt bao nhiêu?