Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quyết định mức chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia cao hơn quy định của pháp luật được không?
- Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quyết định mức chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia cao hơn quy định của pháp luật được không?
- Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quyết định mức chi soạn thảo đề án, dự án sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia tối đa là bao nhiêu?
- Kinh phí cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia bao gồm những loại kinh phí nào?
Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quyết định mức chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia cao hơn quy định của pháp luật được không?
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 24/2020/NĐ-CP thì Hội đồng nhân dân tỉnh có thể xem xét, quyết định mức chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia cao hơn quy định của pháp luật.
Cơ sở để Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định mức chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia cao hơn mức quy định tại Nghị định 24/2020/NĐ-CP là: dựa vào khả năng cân đối ngân sách của địa phương và tình hình thực tế.
Lưu ý: Nội dung chi, mức chi các hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia có nguồn kinh phí tài trợ hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác thực hiện theo quy định của đơn vị tài trợ và quy định của pháp luật.
Ngoài ra, nội dung chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm các hoạt động sau:
- Xây dựng, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cộng đồng, cơ quan, tổ chức;
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng kiến về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Hoạt động tư vấn về tác hại của rượu, bia, sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia, can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tại y tế cơ sở, cộng đồng;
+ Sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn, dự phòng và điều trị can thiệp, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia, phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia;
- Thống kê, thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rượu, bia; thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia theo chu kỳ 05 năm và hằng năm làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an ninh, trật tự và các vấn đề xã hội khác;
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải, quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quyết định mức chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia cao hơn quy định của pháp luật được không? (Hình từ Internet)
Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quyết định mức chi soạn thảo đề án, dự án sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia tối đa là bao nhiêu?
Đối chiếu với quy định tại Điều 12 Nghị định 24/2020/NĐ-CP về chi xây dựng, triển khai các sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia:
Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quyết định mức chi soạn thảo đề án, dự án sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia tối đa là 20.000.000 đồng/đề án, dự án.
Ngoài ra, chi nghiên cứu xây dựng sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia được thực hiện theo quy định của pháp luật về nội dung và mức chi thực hiện các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá.
Chi cho cộng tác viên tham gia triển khai sáng kiến, mô hình: Mức chi theo thực tế số ngày tham gia, 100.000 đồng/ngày hoặc khoán chi 2.000.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Các khoản chi khác thực hiện theo thực tế, căn cứ vào hóa đơn, chứng từ và theo các quy định của pháp luật.
Kinh phí cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia bao gồm những loại kinh phí nào?
Dựa theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì kinh phí cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia bao gồm những loại kinh phí sau:
- Ngân sách nhà nước;
- Kinh phí hợp pháp khác.
Lưu ý: Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia được phân bổ, quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và theo quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có sai sót thông tin của người được cấp giấy chứng nhận?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em bị bỏ rơi khi chưa có người nhận làm con nuôi là bao nhiêu?
- Cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở theo phương thức đấu giá như thế nào?
- Trang thông tin đấu giá trực tuyến có được hạn chế truy cập của người tham gia đấu giá trực tuyến không?
- Đất có di tích lịch sử văn hóa là gì? Cấp sổ đỏ đối với đất có di tích lịch sử có nhiều người sử dụng đất được thực hiện như thế nào?