Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ có bao nhiêu thành viên và bao gồm những ai?
- Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ có bao nhiêu thành viên và gồm những ai?
- Những đối tượng nào không được phép trở thành thành viên Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước?
- Kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước trong những trường hợp nào thì không phải thành lập Hội đồng kỷ luật?
Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ có bao nhiêu thành viên và gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập Hội đồng kỷ luật
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm, trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này.
2. Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc đại diện lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp (trường hợp cấp ủy cấp trên là cấp ủy địa phương thì Ủy viên Hội đồng kỷ luật này là đại diện cấp ủy địa phương) hoặc đại diện cấp ủy cùng cấp với cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp có liên quan đến người bị xem xét xử lý kỷ luật;
d) Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện ban chấp hành công đoàn của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật;
đ) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật là người phụ trách cơ quan tham mưu của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc cơ quan tham mưu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
...
Như vậy Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ có 05 thành viên bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng kỷ luật là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc đại diện lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu;
- Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp (trường hợp cấp ủy cấp trên là cấp ủy địa phương thì Ủy viên Hội đồng kỷ luật này là đại diện cấp ủy địa phương) hoặc đại diện cấp ủy cùng cấp với cơ quan đại diện chủ sở hữu;
- Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp có liên quan đến người bị xem xét xử lý kỷ luật;
- Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện ban chấp hành công đoàn của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật là người phụ trách cơ quan tham mưu của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc cơ quan tham mưu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào không được phép trở thành thành viên Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 66 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập Hội đồng kỷ luật
...
3. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; anh, em rể; chị, em dâu hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
...
Như vậy những đối tượng không được phép trở thành thành viên Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước gồm:
- Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;
- Anh, chị, em ruột;
- Anh, em rể;
- Chị, em dâu
- Người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước bị xem xét xử lý kỷ luật.
Kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước trong những trường hợp nào thì không phải thành lập Hội đồng kỷ luật?
Căn cứ theo Điều 67 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
1. Có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này.
2. Có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Có quyết định xử lý kỷ luật Đảng.
Đối với các trường hợp quy định tại Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.
Như vậy kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước trong 03 trường hợp sau thì không phải thành lập Hội đồng kỷ luật:
- Có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này.
- Có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Có quyết định xử lý kỷ luật Đảng.
Đối với các trường hợp quy định tại Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?