Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là gì? Cá nhân muốn trở thành thành viên Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là gì?
- Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải có những chức danh nào?
- Cá nhân muốn trở thành thành viên Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Hội đồng kiểm tra có phải thực hiện những nhiệm vụ và có những quyền hạn nào khi tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật?
- Hội đồng kiểm tra có phải thực hiện những nhiệm vụ và có quyền hạn nào khi tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật?
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư bao gồm từ 05 đến 07 thành viên do Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam quyết định thành lập. Hội đồng kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận tập thể và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Liên đoàn Luật sư Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tải về mẫu giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sư mới nhất 2023: Tại Đây
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải có những chức danh nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định thành phần Hội đồng kiểm tra gồm có:
- Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng kiểm tra;
- Đại diện Ban chủ nhiệm của một số Đoàn Luật sư và luật sư là thành viên Hội đồng kiểm tra.
Cá nhân muốn trở thành thành viên Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng các điều kiện nào?
Khoản 4 Điều 19 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định thành viên Hội đồng kiểm tra phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao;
- Nắm vững nghiệp vụ tổ chức kiểm tra;
- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật.
Lưu ý: Người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng tham dự kiểm tra thì không được tham gia Hội đồng kiểm tra và Ban giúp việc.
Hội đồng kiểm tra có phải thực hiện những nhiệm vụ và có những quyền hạn nào khi tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 10/2021/TT-BTP thì nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra bao gồm:
- Ban hành Kế hoạch kiểm tra và nội quy kỳ kiểm tra;
- Thành lập các Ban giúp việc của Hội đồng kiểm tra;
- Quyết định danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kiểm tra, thời gian, địa điểm kiểm tra và thông báo cho các Đoàn Luật sư có thí sinh tham dự kiểm tra chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức kiểm tra; trong trường hợp cần thiết, thành lập Đoàn xác minh hồ sơ tham dự kiểm tra;
- Tổ chức kiểm tra, chấm điểm kiểm tra, phúc tra bài kiểm tra, công bố kết quả kiểm tra và thông báo điểm kiểm tra cho Đoàn Luật sư và Sở Tư pháp nơi có người tập sự tham dự kiểm tra;
- Công nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư;
- Hủy bỏ kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư của thí sinh khi có căn cứ cho rằng thí sinh đó thuộc một trong các trường hợp không đủ điều kiện tham gia kiểm tra hoặc có hành vi gian dối, vi phạm khác làm thay đổi kết quả tập sự, kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư;
- Gửi Bộ Tư pháp các quyết định, nội quy, quy chế kiểm tra, các biên bản được lập trong kỳ kiểm tra và kết quả kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ kiểm tra;
- Báo cáo và cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến việc tổ chức kiểm tra theo quy định hoặc yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, kết luận kiểm tra, thanh tra;
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác.
Hội đồng kiểm tra có phải thực hiện những nhiệm vụ và có quyền hạn nào khi tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 20 Thông tư 10/2021/TT-BTP thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra được quy định như sau:
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra;
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng kiểm tra;
- Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban giúp việc;
- Chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm an toàn và bảo mật cho đề kiểm tra, bài kiểm tra, phách, kết quả kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan;
- Xử lý các trường hợp vi phạm quyết định, nội quy, quy chế kiểm tra;
- Báo cáo Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam về kết quả kiểm tra, các vấn đề về tài chính và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam về việc tổ chức kiểm tra và kết quả kiểm tra;
- Cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư cho các thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra; thu hồi Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp kết quả kiểm tra bị hủy bỏ theo quy định của Thông tư này;
- Các nhiệm vụ khác.
Như vậy, trên đây là nội dung khái quát về Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, cụ thể là về quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng. Chị có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về công việc sắp tới của bố chồng mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?