Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức làm việc nếu có số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của ai?
- Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức do ai quyết định thành lập và có tối đa bao nhiêu thành viên?
- Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức làm việc nếu có số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của ai?
- Không được bố trí những người nào làm thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức do ai quyết định thành lập và có tối đa bao nhiêu thành viên?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định thì việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức là hoạt động đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Hội đồng kiểm định
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức (sau đây gọi là Hội đồng kiểm định). Hội đồng kiểm định có 07 hoặc 09 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Nội vụ.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng đại diện bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
d) Các ủy viên khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
...
Theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức có 07 hoặc 09 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Nội vụ.
- Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng đại diện bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
- Các ủy viên khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức (Hình từ Internet)
Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức làm việc nếu có số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của ai?
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Hội đồng kiểm định
...
2. Hội đồng kiểm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, Ban coi thi, Ban Thư ký.
b) Tổ chức thu chi phí tổ chức kiểm định và sử dụng chi phí tổ chức kiểm định theo quy định.
c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, tổ chức kiểm định theo nội quy, quy chế.
d) Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức quyết định công nhận kết quả kiểm định.
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kiểm định.
e) Hội đồng kiểm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, Ban coi thi, Ban Thư ký.
- Tổ chức thu chi phí tổ chức kiểm định và sử dụng chi phí tổ chức kiểm định theo quy định.
- Kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, tổ chức kiểm định theo nội quy, quy chế.
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức quyết định công nhận kết quả kiểm định.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kiểm định.
- Hội đồng kiểm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Không được bố trí những người nào làm thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Hội đồng kiểm định
...
3. Không bố trí những người có quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người đăng ký kiểm định hoặc của bên vợ (chồng) của người đăng ký kiểm định; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người đăng ký kiểm định; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng kiểm định.
Như vậy, không bố trí những người sau làm thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức:
- Người có quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người đăng ký kiểm định hoặc của bên vợ (chồng) của người đăng ký kiểm định;
- Vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người đăng ký kiểm định;
- Những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
Lưu ý: Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định tại Nghị định này áp dụng đối với người đăng ký tuyển dụng vào công chức thông qua hình thức thi tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?