Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam là tổ chức gì? Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam là tổ chức gì?
Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam là tổ chức gì? (Hình từ internet)
Theo Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1443/QĐ-BHXH năm 2014 quy định như sau:
Chức năng của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức tư vấn giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về lĩnh vực khoa học và công nghệ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo đó, Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam là tổ chức tư vấn giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về lĩnh vực khoa học và công nghệ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1443/QĐ-BHXH năm 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng
Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn giúp Tổng Giám đốc về:
1. Phương hướng, chiến lược, quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Định hướng nghiên cứu khoa học dài hạn và hàng năm của ngành bảo hiểm xã hội;
3. Tuyển chọn các đề tài và chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm;
4. Đề xuất khen thưởng những công trình khoa học xuất sắc, những sáng kiến, phát minh khoa học;
5. Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
6. Phương hướng hợp tác và trao đổi khoa học công nghệ trong nước và nước ngoài;
7. Thẩm định để đưa vào ứng dụng các công trình khoa học có giá trị thực tiễn trong hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
8. Xét, công nhận sáng kiến cho các tập thể, cá nhân trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho sáng kiến cấp Ngành, cấp toàn quốc trong mọi lĩnh vực hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
9. Thực hiện các tư vấn khác có liên quan theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.
Căn cứ trên quy định Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ tư vấn giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về:
- Phương hướng, chiến lược, quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Định hướng nghiên cứu khoa học dài hạn và hàng năm của ngành bảo hiểm xã hội;
- Tuyển chọn các đề tài và chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm;
- Đề xuất khen thưởng những công trình khoa học xuất sắc, những sáng kiến, phát minh khoa học;
- Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Phương hướng hợp tác và trao đổi khoa học công nghệ trong nước và nước ngoài;
- Thẩm định để đưa vào ứng dụng các công trình khoa học có giá trị thực tiễn trong hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Xét, công nhận sáng kiến cho các tập thể, cá nhân trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho sáng kiến cấp Ngành, cấp toàn quốc trong mọi lĩnh vực hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Thực hiện các tư vấn khác có liên quan theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.
Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1443/QĐ-BHXH năm 2014 quy định quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng
1. Được tham dự các cuộc họp, thảo luận về phương hướng, kế hoạch phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Được cung cấp thông tin, tài liệu để nghiên cứu tình hình thực tế có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của quy chế này.
3. Được trình bày với lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.
4. Được đảm bảo các điều kiện cần thiết và các chế độ của Nhà nước quy định để thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng.
5. Được quyền mời các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia các hoạt động của Hội đồng với tư cách là chuyên gia của Hội đồng.
6. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các ý kiến tư vấn và kiến nghị của Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?