Hội đồng điều dưỡng trong bệnh viện do ai ra quyết định thành lập? Có trực tiếp xây dựng tài liệu chuyên môn cho hoạt động điều dưỡng hay không?
- Hội đồng điều dưỡng trong bệnh viện do ai ra quyết định thành lập?
- Hội đồng điều dưỡng trong bệnh viện có trách nhiệm xây dựng các tài liệu chuyên môn cho hoạt động điều dưỡng hay không?
- Phòng điều dưỡng trong hệ thống điều dưỡng của bệnh viện có trách nhiệm quản lý nhân sự các phòng ban điều dưỡng hay không?
Hội đồng điều dưỡng trong bệnh viện do ai ra quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định về tổ chức và cơ cấu của Hội đồng điều dưỡng trong bệnh viện cụ thể như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ của Hội đồng điều dưỡng
1. Hội đồng điều dưỡng do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quy chế hoạt động.
2. Cơ cấu, thành phần của Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bệnh viện;
b) Phó chủ tịch Hội đồng:
- Phó chủ tịch Hội đồng là phó trưởng phòng điều dưỡng và điều dưỡng trong phòng điều dưỡng;
- Phó chủ tịch Hội đồng thường trực là trưởng phòng điều dưỡng.
c) Thành viên Hội đồng là điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa và đại diện lãnh đạo một số khoa lâm sàng, cận lâm sàng, phòng chức năng; bảo đảm trên 50% thành viên hội đồng là điều dưỡng, hộ sinh.
Đối chiếu với quy định tại Mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 07/2011/TT-BYT có quy định về tổ chức và cơ cấu
1. Tổ chức
a) Hội đồng Điều dưỡng do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập;
b) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bệnh viện;
c) Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Điều dưỡng;
d) Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các phòng chức năng, khoa Dược, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, đại diện lãnh đạo và điều dưỡng trưởng một số khoa lâm sàng.
Có thể thấy, trong quy định trước kia tại Thông tư 07/2011/TT-BYT và quy định hiện hành tại Thông tư 31/20211/TT-BYT về tổ chức và cơ cấu của Hội đồng điều dưỡng trong bệnh viện, Hội đồng điều dưỡng trong bệnh viện sẽ do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quy chế hoạt động.
Hội đồng điều dưỡng trong bệnh viện do ai ra quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Hội đồng điều dưỡng trong bệnh viện có trách nhiệm xây dựng các tài liệu chuyên môn cho hoạt động điều dưỡng hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 31/2021/TT-BYT, nhiệm vụ của Hội đồng điều dưỡng trong bệnh viện được quy định cụ thể như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ của Hội đồng điều dưỡng
...
3. Nhiệm vụ:
a) Tham mưu cho giám đốc bệnh viện về chiến lược, định hướng, kế hoạch phát triển hoạt động điều dưỡng, hộ sinh hộ lý trợ giúp chăm sóc hằng năm và định kì;
b) Tham mưu cho giám đốc bệnh viện trong việc sửa đổi, bổ sung, cập nhật các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật, tài liệu chuyên môn cho điều dưỡng, hộ sinh, hộ lý trợ giúp chăm sóc phù hợp với sự phát triển chung của bệnh viện, của từng chuyên khoa.
Theo đó, nhiệm vụ của Hội đồng điều dưỡng chỉ ở mức tham mưu cho giám đốc bệnh viện trong việc sửa đổi, bổ sung, cập nhật các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật, tài liệu chuyên môn cho điều dưỡng.
Hội đồng điều dưỡng trong bệnh viện không trực tiếp xây dựng các tài liệu chuyên môn cho hoạt động điều dưỡng.
Phòng điều dưỡng trong hệ thống điều dưỡng của bệnh viện có trách nhiệm quản lý nhân sự các phòng ban điều dưỡng hay không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của phòng điều dưỡng cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của phòng điều dưỡng
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:
a) Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện;
b) Xây dựng các mô hình chăm sóc tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư này phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của bệnh viện.
2. Quản lý điều hành chuyên môn:
a) Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng quy định tại Thông tư này;
b) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.
3. Quản lý nhân sự:
a) Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của bệnh viện;
b) Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc theo quy định tại Thông tư này và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y phù hợp với phạm vi hoạt động của bệnh viện;
c) Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi tuyển dụng;
d) Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa;
đ) Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.
4. Đào tạo, nghiên cứu khoa học:
a) Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
b) Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện;
c) Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới;
d) Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định;
đ) Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;
e) Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
5. Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công.
Như vậy, một trong những nhiệm vụ của phòng điều dưỡng thuộc hệ thống điều dưỡng trong bệnh viện là quản lý nhân sự liên quan trong hệ thống điều dưỡng của bệnh viện, cụ thể như quy định tại khoản 3 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Email thông báo đi làm lại sau nghỉ thai sản? Lao động nữ đang nghỉ thai sản có được nhận tiền lương tháng 13 không?
- TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2025 đáng chú ý? 10 Luật mới có hiệu lực từ 01/01/2025?
- Việc đề xuất điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tài chính được thực hiện trong các trường hợp nào?
- Chỉ số giá xây dựng bao gồm những gì? Chỉ số giá xây dựng được tính bằng phương pháp nào theo quy định?