Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản có tối đa bao nhiêu thành viên? Chủ tịch Hội đồng là ai?
Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản có tối đa bao nhiêu thành viên? Chủ tịch Hội đồng là ai?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 22/2012/NĐ-CP, số lượng thành viên Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản được xác định như sau:
(1) Đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hội đồng đấu giá có số lượng không quá 11 thành viên gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản.
- Các thành viên Hội đồng gồm 01 đại diện của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; đại diện của các Bộ: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, 01 đại diện Tổng cục Địa chất và Khoáng sản là thư ký Hội đồng, 01 đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu vực khoáng sản đấu giá và một số chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên sâu.
- Thường trực Hội đồng đấu giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường là Tổng cục Địa chất và Khoáng sản.
(2) Đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Hội đồng đấu giá có số lượng không quá 11 thành viên gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là 01 lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Các thành viên là đại diện lãnh đạo các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, đại diện của Sở Tài nguyên và Môi trường là thư ký Hội đồng và đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có khu vực khoáng sản được đưa ra đấu giá và một số chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên sâu.
- Thường trực Hội đồng đấu giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường.
Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản chịu trách nhiệm trước ai?
Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 7 Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BTNMT, điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BTNMT như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng đấu giá
1. Chịu trách nhiệm toàn diện và trực tiếp trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (đối với Hội đồng đấu giá do Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập); Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với Hội đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập) và trước pháp luật về tổ chức và điều hành phiên đấu giá.
2. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng đấu giá, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
Theo quy định trên, Chủ tịch Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản (đối với Hội đồng đấu giá do Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập) chịu trách nhiệm toàn diện và trực tiếp trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về tổ chức và điều hành phiên đấu giá.
Đối với Hội đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Chủ tịch Hội đồng đấu giá chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về tổ chức và điều hành phiên đấu giá.
Buổi họp của Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản được coi là hợp lệ khi có bao nhiêu thành viên tham dự?
Quy định về số lượng thành viên tham dự buổi ọp của Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khoản 4 Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BTNMT như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng đấu giá
1. Hội đồng làm việc theo hình thức hội nghị và biểu quyết tập thể.
2. Thành viên Hội đồng đấu giá làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Các thành viên Hội đồng đấu giá tham gia thảo luận, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ của Hội đồng đấu giá. Trường hợp ý kiến nhất trí và không nhất trí bằng nhau, thì quyết định cuối cùng theo bên có Chủ tịch Hội đồng đấu giá. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng đấu giá có văn bản báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.
4. Các buổi họp Hội đồng đấu giá được coi là hợp lệ khi ít nhất 2/3 thành viên chính thức của Hội đồng đấu giá dự họp và phải có Chủ tịch Hội đồng đấu giá chủ trì.
5. Trước khi tiến hành họp Hội đồng đấu giá, phải có văn bản mời kèm theo các tài liệu liên quan nội dung cuộc họp gửi trước 03 (ba) ngày cho các thành viên Hội đồng đấu giá.
6. Trường hợp thành viên Hội đồng đấu giá vắng mặt 01 (một) lần trong 01 (một) phiên đấu giá không có người dự thay, song có ý kiến nhận xét bằng văn bản các nội dung cuộc họp, được Chủ tịch Hội đồng đấu giá đồng ý thì được coi là hợp lệ.
7. Trường hợp thành viên Hội đồng đấu giá vắng mặt trong 02 (hai) kỳ họp Hội đồng đấu giá trong 01 (một) phiên đấu giá và không có người được ủy quyền bằng văn bản dự thay, Chủ tịch Hội đồng đấu giá sẽ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thành viên vắng mặt này sẽ không được tham dự các phiên đấu giá tiếp theo.
8. Các thành viên Hội đồng đấu giá và cơ quan thường trực Hội đồng đấu giá không được cung cấp các thông tin của Hội đồng đấu giá cho các tổ chức, cá nhân khi chưa có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng đấu giá.
Như vậy, buổi họp của Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản được coi là hợp lệ khi ít nhất 2/3 thành viên chính thức của Hội đồng đấu giá dự họp và phải có Chủ tịch Hội đồng đấu giá chủ trì.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?