Hội đồng dân tộc có được quyền kiến nghị Quốc hội khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp không?
Hội đồng dân tộc có được quyền kiến nghị Quốc hội khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp không? (Hình từ Internet)
Hội đồng dân tộc có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ tại Điều 69 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc như sau:
"Điều 69. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về chính sách dân tộc; thẩm tra các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Tham gia ý kiến về việc ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc của Chính phủ.
3. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc; giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan đến công tác dân tộc.
5. Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Hội đồng dân tộc phụ trách.
6. Kiến nghị các vấn đề về chính sách dân tộc của Nhà nước, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và về những vấn đề khác có liên quan đến công tác dân tộc."
Theo đó, Hội đồng dân tộc cần phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định như trên.
Hội đồng dân tộc có được quyền kiến nghị Quốc hội khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp không?
Theo quy định tại Điều 80 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 quy định về trách nhiệm của Hội đồng dân tộc trong việc bảo vệ Hiến pháp cụ thể như sau:
"Điều 80. Trách nhiệm của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong việc bảo vệ Hiến pháp
1a. Trong quá trình thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật.
1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm phát hiện văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp và kiến nghị cơ quan đã ban hành văn bản thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản đó; trường hợp cơ quan đã ban hành văn bản không thực hiện kiến nghị thì Hội đồng, Ủy ban có quyền kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
2. Ủy ban pháp luật có trách nhiệm thẩm tra kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc của đại biểu Quốc hội về văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, xử lý theo thẩm quyền."
Theo đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Hội đồng dân tộc, có trách nhiệm phát hiện văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp và kiến nghị cơ quan đã ban hành văn bản thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản đó.
Nếu trong trường hợp cơ quan đã ban hành văn bản không thực hiện kiến nghị thì Hội đồng có quyền kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Như vậy, Hội đồng dân tộc được quyền kiến nghị Quốc hội khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp khi cơ quan đã ban hành văn bản không thực hiện kiến nghị.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 85 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng dân tộc như sau:
"Điều 85. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội
1. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
b) Điều hành công việc của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
c) Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban mà mình làm Chủ tịch, Chủ nhiệm;
d) Giữ liên hệ thường xuyên với các thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
đ) Được tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự các phiên họp Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc;
e) Thay mặt Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giữ liên hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc giúp Chủ tịch Hội đồng dân tộc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng. Khi Chủ tịch Hội đồng dân tộc vắng mặt thì một Phó Chủ tịch được Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội giúp Chủ nhiệm Ủy ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ nhiệm Ủy ban. Khi Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ nhiệm được Chủ nhiệm Ủy ban ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Lãi suất vay tiền không được vượt quá 20%? Lãi suất vay tiền khi đến hạn mà bên vay chưa trả là bao nhiêu %?
- Mẫu quyết định thưởng lương tháng 13 mới nhất? Tải mẫu quyết định thưởng lương tháng 13 ở đâu?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 trên cả nước? Cập nhật địa điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025?
- 3+ Mẫu thông báo nghỉ Tết Dương 2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Tải các mẫu thông báo nghỉ Tết Dương 2025 ở đâu?