Hội đồng Biên tập của Báo Công Thương là cơ quan thế nào? Thành phần Hội đồng Biên tập gồm những ai?
Hội đồng Biên tập của Báo Công Thương là cơ quan thế nào? Thành phần Hội đồng Biên tập gồm những ai?
Hội đồng Biên tập của Báo Công Thương được quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Báo Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 1904/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Các Hội đồng.
1. Việc thành lập các Hội đồng tư vấn (Hội đồng khoa học, lương, thi tuyển và xét tuyển viên chức, thi đua, khen thưởng, kỷ luật) do Tổng Biên tập quyết định và có quy chế hoạt động riêng.
2. Hội đồng Biên tập của Báo Công Thương là cơ quan tư vấn, giúp Tổng Biên tập quyết định những vấn đề quan trọng về nội dung của báo, xuất bản các ấn phẩm, sách khi cần thiết; thành phần Hội đồng gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và một số cán bộ quản lý, chuyên viên kinh tế, nghiên cứu viện khoa học - công nghệ, phóng viên là những chuyên gia có năng lực trong lĩnh vực hoạt động báo chí, kinh tế, khoa học, công nghệ, đào tạo và hợp tác quốc tế.
...
Theo quy định trên, Hội đồng Biên tập của Báo Công Thương là cơ quan tư vấn, giúp Tổng Biên tập quyết định những vấn đề quan trọng về nội dung của báo, xuất bản các ấn phẩm, sách khi cần thiết.
Thành phần Hội đồng Biên tập gồm có:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký;
- Và một số cán bộ quản lý, chuyên viên kinh tế, nghiên cứu viện khoa học - công nghệ, phóng viên là những chuyên gia có năng lực trong lĩnh vực hoạt động báo chí, kinh tế, khoa học, công nghệ, đào tạo và hợp tác quốc tế.
Hội đồng Biên tập của Báo Công Thương (Hình từ Internet)
Hội đồng Biên tập của Báo Công Thương có những nhiệm vụ gì theo quy định?
Hội đồng Biên tập của Báo Công Thương có những nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 20 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Báo Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 1904/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Các Hội đồng.
...
3. Hội đồng Biên tập có các nhiệm vụ sau:
a) Thảo luận về chiến lược phát triển, chính sách, đào tạo và hợp tác quốc tế về lĩnh vực báo chí, truyền thông và các công việc khác của Báo;
b) Thảo luận và thông qua phương hướng, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm của Báo;
c) Đề cử Chủ nhiệm các chương trình, dự án, đề tài; thẩm định đề cương, xét duyệt và đánh giá kết quả các đề tài nghiên cứu thuộc cấp cơ sở, đánh giá nội bộ đối với các công trình nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước.
Theo quy định trên, Hội đồng Biên tập của Báo Công Thương có những nhiệm vụ sau:
- Thảo luận về chiến lược phát triển, chính sách, đào tạo và hợp tác quốc tế về lĩnh vực báo chí, truyền thông và các công việc khác của Báo;
- Thảo luận và thông qua phương hướng, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm của Báo;
- Đề cử Chủ nhiệm các chương trình, dự án, đề tài; thẩm định đề cương, xét duyệt và đánh giá kết quả các đề tài nghiên cứu thuộc cấp cơ sở, đánh giá nội bộ đối với các công trình nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước.
Ấn phẩm của Báo Công Thương gồm những gì?
Ấn phẩm của Báo Công Thương được quy định tại Điều 4 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Báo Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 1904/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Ấn phẩm của Báo bao gồm: Báo in, Báo điện tử, các số chuyên trang, chuyên đề và một số ấn phẩm khác được phát hành khi có nhu cầu phục vụ các chủ đề cần thiết và được phép của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ấn phẩm của Báo được phát hành trong và ngoài nước.
Theo quy định trên, ấn phẩm của Báo Công Thương bao gồm:
- Báo in;
- Báo điện tử;
- Các số chuyên trang, chuyên đề và một số ấn phẩm khác được phát hành khi có nhu cầu phục vụ các chủ đề cần thiết và được phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ấn phẩm của Báo được phát hành trong và ngoài nước.
Tổng Biên tập Báo Công Thương có các nhiệm vụ chủ yếu nào?
Tổng Biên tập Báo Công Thương có các nhiệm vụ chủ yếu được quy định tại khoản 4 Điều 17 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Báo Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 1904/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Lãnh đạo Báo
1. Lãnh đạo Báo Công Thương có Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng.
2. Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Báo trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Các Phó Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
3. Tổng Biên tập có trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Báo; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật các chức danh lãnh đạo các đơn vị thuộc Báo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
4. Tổng Biên tập có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
4.1. Tổ chức và điều hành các hoạt động của Báo Công Thương phù hợp với pháp luật và các quy định hiện hành của Nhà nước. Không được đảm nhiệm chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí khác.
4.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hàng năm, 5 năm, sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với Bộ trưởng về đánh giá tình hình hoạt động của Báo Công Thương.
4.3. Duyệt và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ các bài viết, bản tin, hình ảnh đăng trên Báo Công Thương, các ấn phẩm và các sản phẩm truyền thông trước khi in.
4.4. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Báo trên cơ sở Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Báo Công Thương.
4.5. Thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với viên chức, người lao động phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện của Báo Công Thương để phát huy tối đa năng lực, sở trường về chuyên môn, nghiệp vụ của từng thành viên.
4.6. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, tiếp nhận, điều động, luân chuyển, nâng lương, nghỉ chế độ, khen thưởng, kỷ luật, cử đi học, đi công tác ở trong nước và ngoài nước của viên chức, người lao động theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.
4.7. Quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn và tài sản của Báo Công Thương theo các quy định của Nhà nước;
4.8. Trong phạm vi quyền hạn được giao, ban hành các quy định, quy chế quản lý phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước để đưa các hoạt động của Báo Công Thương đi vào nề nếp.
4.9. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Báo Công Thương, quyết định thành lập các hội đồng tư vấn của Báo Công Thương.
4.10. Được tham dự các cuộc họp của Lãnh đạo Bộ bàn về các hoạt động của Bộ và ngành.
4.11. Khi vắng mặt, Tổng Biên tập ủy quyền cho một Phó Tổng biên tập điều hành và giải quyết công việc nhưng Tổng Biên tập vẫn phải chịu trách nhiệm trước Bộ và pháp luật về sự ủy quyền đó.
4.12. Chủ trì tài khoản của Báo Công Thương.
Như vậy, Tổng Biên tập Báo Công Thương có các nhiệm vụ chủ yếu được quy định cụ thể tại khoản 4 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?