Hội Di sản Văn hóa Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào? Hội Di sản Văn hóa Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Hội Di sản Văn hóa Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 466/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Tổ chức và hoạt động của Hội thực hiện theo nguyên tắc: tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí, dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; quyết định theo đa số; tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội.
Theo quy định trên, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí, dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Đồng thời Hội Di sản Văn hóa Việt Nam quyết định theo đa số; tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội.
Hội Di sản Văn hóa Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Di sản Văn hóa Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Theo Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 466/QĐ-BNV năm 2010 quy định về tư cách pháp nhân, trụ sở như sau:
Tư cách pháp nhân, trụ sở
Hội hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu (dấu tròn ướt và dấu nối nhỏ) và tài khoản riêng. Trụ sở của Hội đặt tại thành phố Hà Nội. Hội có văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khu vực theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam có tư cách pháp nhân , có con dấu (dấu tròn ướt và dấu nối nhỏ) và tài khoản riêng.
Nhiệm vụ của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 466/QĐ-BNV năm 2010 về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tập hợp, đoàn kết và đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân; thúc đẩy trao đổi thông tin, lý luận, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động các tổ chức, cá nhân quan tâm đến di sản văn hóa, thúc đẩy sự nghiệp xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
3. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kiến thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cho hội viên và các chủ sở hữu di sản.
4. Hỗ trợ phát triển hoạt động nghề nghiệp về di sản văn hóa.
5. Nghiên cứu đề xuất với Đảng, Nhà nước các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
6. Tham gia tư vấn, phản biện, giám định, đánh giá các đề tài, đề án, công trình về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước theo quy định của pháp luật; tham gia hoặc trực tiếp tổ chức thực hiện các đề tài, đề án, công trình về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Nghiên cứu ứng dụng, phổ biến thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
8. Thiết lập và mở rộng hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
9. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên; tham gia đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp về di sản văn hóa của Việt Nam với quốc tế.
10. Tuyên truyền, vận động phát triển hội viên mới.
Như vậy, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết và đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân; thúc đẩy trao đổi thông tin, lý luận, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Đồng thời tham gia tư vấn, phản biện, giám định, đánh giá các đề tài, đề án, công trình về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Và tham gia hoặc trực tiếp tổ chức thực hiện các đề tài, đề án, công trình về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?