Hội chữ thập đỏ được phép thành lập các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hỗ trợ cho những bệnh nhân gặp khó khăn hay không?

Tôi có một thắc mắc là Hội chữ thập đỏ thực chất là một tổ chức xã hội, vậy Hội có thể thành lập những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hỗ trợ cho những bệnh nhân gặp khó khăn hay không? Bên cạnh đó, có những cơ sở nào được thành lập để phục vụ cho hoạt động chữ thập đỏ của Hội chữ thập đỏ? Ngoài những cơ sở cố định, Hội có thành lập tổ chức lưu động nào để kịp thời hỗ trợ nhanh chóng cho hoạt động của Hội hay không?

Hội chữ thập đỏ được phép thành lập các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hỗ trợ cho những bệnh nhân gặp khó khăn hay không?

Hội chữ thập đỏ thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Hội chữ thập đỏ được phép thành lập các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hỗ trợ cho những bệnh nhân gặp khó khăn hay không?

Tại Điều 10 Nghị định 03/2011/NĐ-CP có quy định về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ cụ thể như sau:

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh có thu phí cho các đối tượng khác khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ được thành lập theo các hình thức tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ được thành lập và hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ thực hiện tự cân đối thu chi để bảo đảm kinh phí hoạt động. Nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ bao gồm:

+ Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp;

+ Nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân phối hợp lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ;

+ Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

+ Nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về khuyến khích xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Căn cứ quy định trên, có thể thấy Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được phép thành lập hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác thành lập cơ sở khám bệnh, chã bệnh chữ thập đỏ nhằm thực hiện khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh có thu phí cho các đối tượng khác khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Hội chữ thập đỏ được phép thành lập các cơ sở cố định nào khác?

Theo quy định tại Nghị định 03/2011/NĐ-CP, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tự mình thành lập hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để thành lập một số cơ sở sau đây:

(1) Cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ: quy định tại Điều 9 Nghị định 03/2011/NĐ-CP

- Cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập để nuôi dưỡng, phục hồi chức năng theo chế độ miễn, giảm phí đối với nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Việc tiếp nhận nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Việc thành lập cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ được thực hiện theo trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

- Kinh phí hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ bao gồm:

+ Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp và tổ chức, cá nhân phối hợp lập cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ đóng góp;

+ Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

+ Nguồn đóng góp của đối tượng tự nguyện;

+ Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;

+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ để nuôi dưỡng các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật

(2) Cơ sở hiến máu chữ thập đỏ: Điều 11 Nghị định 03/2011/NĐ-CP

- Cơ sở hiến máu chữ thập đỏ là cơ sở hiến máu nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập nhằm cung cấp máu, chế phẩm máu phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh.

- Cơ sở hiến máu chữ thập đỏ thực hiện các hoạt động sau đây:

+ Tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện;

+ Tổ chức hiến máu tình nguyện;

+ Tiếp nhận máu và tham gia cung cấp chế phẩm máu;

+ Phối hợp với cơ quan y tế trong việc xét nghiệm, bảo quản đúng quy trình kỹ thuật máu và sản phẩm máu.

- Cơ sở hiến máu chữ thập đỏ tự cân đối thu chi để đảm bảo kinh phí hoạt động. Nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở hiến máu chữ thập đỏ bao gồm:

+ Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp;

+ Nguồn đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

+ Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định cụ thể điều kiện hoạt động, thủ tục thành lập cơ sở hiến máu chữ thập đỏ.

(3) Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ: quy định tại Điều 12 Nghị định 03/2011/NĐ-CP

- Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập tại nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu ban đầu được quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Hoạt động chữ thập đỏ.

- Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ được tổ chức và hoạt động theo quy chế do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành.

- Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ tự cân đối thu chi để đảm bảo kinh phí hoạt động. Nguồn kinh phí hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ bao gồm:

a) Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp;

b) Nguồn đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

c) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Ủy ban nhân dân các cấp nơi có trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ được thành lập và hoạt động.

- Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện hoạt động, thủ tục thành lập, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

(4) Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ: quy định tại Điều 13 Nghị định 03/2011/NĐ-CP

- Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập để huấn luyện kỹ năng, phương pháp sơ cấp cứu cho cán bộ, nhân dân tại cộng đồng, cơ quan, doanh nghiệp, trường học và các tổ chức, cá nhân khác khi có yêu cầu.

- Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ tự cân đối thu chi để đảm bảo kinh phí hoạt động; tổ chức và hoạt động theo quy chế do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành. Nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu chữ thập đỏ bao gồm:

- Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp;

+ Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

+ Nguồn đóng góp của đối tượng tự nguyện;

+ Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

- Bộ Y tế quy định nội dung huấn luyện sơ cấp cứu, khung chương trình huấn luyện sơ cấp cứu và việc cấp giấy chứng nhận cho học viên sau khi huấn luyện.

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc huấn luyện sơ cấp cứu trong các trường học cho đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên và phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để tổ chức thực hiện.

Hội chữ thập đỏ được phép thành lập tổ chức lưu động để kịp thời hỗ trợ cho hoạt động của Hội hay không?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 03/2011/NĐ-CP, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có thể thành lập đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động theo quy định sau:

- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lập đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động để khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những nơi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và những địa bàn khác khi có nhu cầu.

- Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động hoạt động theo quy chế do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành.

- Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động có trách nhiệm phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đến khám bệnh, chữa bệnh để tổ chức các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, tuyên truyền về bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vệ sinh môi trường.

- Bộ Y tế quy định điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và chuyên môn của đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động.

Như vậy, bên cạnh việc thành lập các cơ sở để phục vụ hoạt động của mình, Hội chữ thập đỏ còn có thể lập đội khám bệnh chữa bệnh lưu động theo quy định để kịp thời hỗ trợ cho người dân đang ở vùng đặc biệt khó khăn hoặc những nơi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và những địa bàn khác khi có nhu cầu.

Hoạt động chữ thập đỏ
Hội Chữ thập đỏ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tên gọi, trụ sở, phạm vi hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Pháp luật
Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?
Pháp luật
Lời dẫn chương trình ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 23 11? Tải mẫu lời dẫn chương trình Ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam?
Pháp luật
Hội Chữ thập đỏ là gì? Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo là gồm những hoạt động nào? Việc trợ giúp nhân đạo bảo đảm nguyên tắc gì?
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe bao gồm những hoạt động nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
8 tháng 5 là ngày gì? 8 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy? Biểu tượng chữ thập đỏ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tại sao lấy ngày 8/5 hằng năm là Ngày chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế? Ý nghĩa của ngày này?
Pháp luật
Thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học sẽ có những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Vì sao ngày 23/11 được lấy là Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập?
Pháp luật
Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11) hằng năm được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động chữ thập đỏ
2,232 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động chữ thập đỏ Hội Chữ thập đỏ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động chữ thập đỏ Xem toàn bộ văn bản về Hội Chữ thập đỏ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào