Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Quyền của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được quy định thế nào?
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Theo Điều 3 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 quy định về địa vị pháp lý, trụ sở như sau:
Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trụ sở của Hội đặt tại Hà Nội. Tùy theo nhu cầu hoạt động, Hội có thể đặt văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 quy định về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Hội được phê duyệt.
2. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
6. Tư vấn về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em và tham gia khuyến nghị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có những quyền được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có quyền được đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội theo quy định của pháp luật.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có những nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại Điều 7 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, Điều lệ của Hội góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
3. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội. Tư vấn, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng cho hội viên và cộng đồng về bảo vệ quyền của trẻ em. Tham gia giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật. Có chính kiến về những vụ việc vi phạm quyền trẻ em và tham gia ngăn chặn mọi hành vi gây tổn hại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
4. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, cung cấp dịch vụ nhằm bảo vệ quyền trẻ em, hỗ trợ trẻ em chưa được hưởng các quyền cơ bản, có nguy cơ bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức mạng lưới hội viên. Phát triển tổ chức mạng lưới bảo vệ quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?