Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có được gia nhập các tổ chức quốc tế về lĩnh vực bảo vệ trẻ em hay không?
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nào?
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 4 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 như sau:
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước.
2. Hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em.
3. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng hay không?
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 3 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 như sau:
Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...
Theo đó, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có được gia nhập các tổ chức quốc tế về lĩnh vực bảo vệ trẻ em hay không?
Quyền hạn của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được quy định tại khoản 12 Điều 6 Điều lệ (sửa đổ, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 555/QĐ-BNV năm 2014 như sau:
Quyền hạn
1. Tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Hội được phê duyệt.
2. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
6. Tư vấn về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em và tham gia khuyến nghị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội, lĩnh vực Hội hoạt động. Nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội nghị, hội thảo; tập huấn nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng về bảo vệ quyền trẻ em cho hội viên để thực hiện nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
9. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
10. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động. Nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật.
11. Đề nghị, kiến nghị với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các nguy cơ, hành vi ngược đãi, xâm hại tính mạng, thân thể, nhân phẩm trẻ em theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em là nạn nhân của hành vi nói trên theo quy định của pháp luật.
12. Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Theo đó, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có quyền hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em.
Hội được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?