Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì được phong quân hàm gì? Khi nào thì được xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị?
Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì được phong quân hàm gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 20 Nghị định 78/2020/NĐ-CP về phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị như sau:
Phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị
1. Phong quân hàm sĩ quan dự bị
a) Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm Thiếu úy sĩ quan dự bị;
b) Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị loại khá trở lên, kết quả rèn luyện tốt thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng.
Như vậy, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm Thiếu úy sĩ quan dự bị.
Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì được phong quân hàm gì? (Hình từ Internet)
Khi nào thì được xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị?
Căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 20 Nghị định 78/2020/NĐ-CP như sau:
Phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị
...
2. Thăng quân hàm sĩ quan dự bị
Sĩ quan dự bị có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được xét thăng quân hàm:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; trình độ kiến thức năng lực tương ứng với chức vụ đảm nhiệm; trong thời hạn xét thăng quân hàm thực hiện tốt các quy định về đăng ký, quản lý, huấn luyện, sinh hoạt và lệnh huy động, động viên của cấp có thẩm quyền;
b) Chức vụ đang đảm nhiệm trong đơn vị dự bị động viên và chức vụ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có nhu cầu cấp bậc quân hàm cao hơn cấp bậc quân hàm hiện tại;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014.
3. Thăng quân hàm sĩ quan dự bị trước thời hạn
Sĩ quan dự bị có công trình nghiên cứu, có sáng kiến giá trị phục vụ cho quốc phòng hoặc có thành tích xuất sắc, có hành động dũng cảm trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn được tặng thưởng huân chương thì được xét thăng quân hàm trước thời hạn.
Như vậy, sĩ quan dự bị có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được xét thăng quân hàm:
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; trình độ kiến thức năng lực tương ứng với chức vụ đảm nhiệm; trong thời hạn xét thăng quân hàm thực hiện tốt các quy định về đăng ký, quản lý, huấn luyện, sinh hoạt và lệnh huy động, động viên của cấp có thẩm quyền;
+ Chức vụ đang đảm nhiệm trong đơn vị dự bị động viên và chức vụ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có nhu cầu cấp bậc quân hàm cao hơn cấp bậc quân hàm hiện tại;
+ Đủ thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014.
Ngoài ra, Sĩ quan dự bị có công trình nghiên cứu, có sáng kiến giá trị phục vụ cho quốc phòng hoặc có thành tích xuất sắc, có hành động dũng cảm trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn được tặng thưởng huân chương thì được xét thăng quân hàm trước thời hạn.
Thẩm quyền thăng quân hàm sĩ quan dự bị thuộc về ai?
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 78/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức; phong, thăng, giáng, tước quân hàm sĩ quan dự bị
1. Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị
a) Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chính ủy hoặc Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ phó tiểu đoàn trưởng và tương đương trở xuống, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp úy;
b) Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ phó trung đoàn trưởng và tương đương trở xuống; thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá trở xuống;
c) Chính ủy hoặc Tư lệnh quân khu quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ tiểu đoàn trưởng đến trung đoàn trưởng và tương đương, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá, Trung tá;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phong quân hàm sĩ quan dự bị; bổ nhiệm chức vụ, thăng quân hàm sĩ quan dự bị các cấp bậc, chức vụ còn lại hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đến chức vụ, cấp bậc nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan dự bị đến chức vụ, cấp bậc đó.
Như vậy, thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị được quy định như sau:
+ Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chính ủy hoặc Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ phó tiểu đoàn trưởng và tương đương trở xuống, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp úy;
+ Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ phó trung đoàn trưởng và tương đương trở xuống; thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá trở xuống;
+ Chính ủy hoặc Tư lệnh quân khu quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ tiểu đoàn trưởng đến trung đoàn trưởng và tương đương, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá, Trung tá;
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phong quân hàm sĩ quan dự bị; bổ nhiệm chức vụ, thăng quân hàm sĩ quan dự bị các cấp bậc, chức vụ còn lại hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?