Học viện Quốc phòng được thành lập từ khi nào? Học viện Quốc phòng hiện do ai trực tiếp quản lý?
Học viện Quốc phòng được thành lập khi nào? Học viện Quốc phòng do ai trực tiếp quản lý?
Theo Điều 1 Nghị định 188-CP năm 1994 quy định thành lập Học viện Quốc phòng trên cơ sở Học viện Quân sự cấp cao.
Và theo Điều 6 Nghị định 188-CP năm 1994 thì Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký là 20 tháng 12 năm 1994.
Vì vậy, Học viện Quốc phòng được thành lập từ ngày 20/12/1994.
Và theo Điều 2 Nghị định 188-CP năm 1994 quy định Học viện Quốc phòng trực thuộc Chính phủ là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn thể, nghiên cứu khoa học quân sự.
Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý. Các cơ quan Nhà nước theo chức năng có trách nhiệm tham gia xây dựng Học viện.
Hoạt động của Học viện Quốc phòng theo quy chế riêng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Đồng thời, theo Điều 2 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Học viện Quốc phòng Ban hành kèm theo Quyết định 716/TTg năm 1995 quy định:
Học viện Quốc phòng trực thuộc Chính phủ, là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học quân sự.
Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý. Các cơ quan nhà nước và các địa phương theo chức năng của mình có trách nhiệm tham gia xây dựng Học viện.
Học viện Quốc phòng hoạt động hợp tác chặt chẽ với trung tâm khoa học quốc gia, các viện nghiên cứu, các học viện và trường đại học để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Học viện Quốc phòng có trách nhiệm hỗ trợ các học viện, trường đại học khác trong việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, đào tạo cán bộ quân sự và nghiên cứu khoa học quân sự.
Như vậy, Học viện Quốc phòng do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý.
Học viện Quốc phòng (Hình từ Internet)
Học viện Quốc phòng có những nhiệm vụ gì?
Học viện Quốc phòng có những nhiệm vụ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 188-CP năm 1994 như sau:
(1) Đào tạo bồi dưỡng sỹ quân chỉ huy, tham mưu cao cấp, chiến dịch, chiến lược; quân sự địa phương; cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu khoa học quân sự; đào tạo cao học, nghiên cứu sinh về khoa học quân sự theo quy chế văn bằng của Nhà nước.
(2) Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và tương đương, cán bộ lãnh đạo thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể Trung ương.
(3) Nghiên cứu khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự.
(4) Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự.
Và tại Điều 4 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Học viện Quốc phòng Ban hành kèm theo Quyết định 716/TTg năm 1995 cũng có quy định:
Học viện Quốc phòng thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng sau đại học cho các đối tượng:
- Đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan chỉ huy - tham mưu cao cấp, chiến dịch, chiến lược; quân sự địa phương; cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu khoa học quân sự; đào tạo cao học, nghiên cứu sinh về khoa học quân sự theo quy chế văn bằng của Nhà nước.
- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và tương đương, cán bộ lãnh đạo thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể Trung ương.
- Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự.
Ngân sách của Học viện Quốc phòng bao gồm những nguồn nào?
Ngân sách của Học viện Quốc phòng được quy định tại Điều 11 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Học viện Quốc phòng Ban hành kèm theo Quyết định 716/TTg năm 1995 dưới đây:
Học viện Quốc phòng được hạch toán ngân sách độc lập, có tài khoản riêng (kể cả ngoại tệ) và chấp hành chế độ kế toán ngân sách theo quy định của Nhà nước.
Hàng năm Học viện Quốc phòng lập và báo cáo bảo vệ dự án thu chi ngân sách (từ tất cả các nguồn) trước Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng của Chính phủ có liên quan. Bộ Quốc phòng chủ trì cùng các cơ quan chức năng của Chính phủ có liên quan phê duyệt và ra quyết định giao nhiệm vụ thu chi ngân sách hàng năm cho Học viện Quốc phòng.
Ngân sách của Học viện Quốc phòng bao gồm các nguồn sau đây:
- Ngân sách Quốc phòng cấp.
- Ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp.
- Các nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, giảng dạy v.v...
- Hỗ trợ, tài trợ khác.
Theo quy định trên, ngân sách của Học viện Quốc phòng bao gồm các nguồn sau đây:
- Ngân sách Quốc phòng cấp.
- Ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp.
- Các nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, giảng dạy v.v...
- Hỗ trợ, tài trợ khác.
Tóm lại, Học viện Quốc phòng được thành lập từ ngày 20/12/1994 và Học viện Quốc phòng do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh có được xem phim 18+ hay không? Học sinh xem phim 18+ có bị đuổi học 1 tuần lễ hay không?
- Năm cá nhân số 8 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?