Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan có chức năng gì? Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan có chức năng gì?
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 48/2014/NĐ-CP quy định vị trí và chức năng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh như sau:
Vị trí và chức năng
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung cấp, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sử dụng con dấu hình Quốc huy, là đơn vị tài chính cấp I.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Ho Chi Minh National Academy of Politics (viết tắt là HCMA).
Như vậy, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Ho Chi Minh National Academy of Politics; viết tắt là HCMA) là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
+ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung cấp, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị;
+ Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý.
+ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sử dụng con dấu hình Quốc huy, là đơn vị tài chính cấp I.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 48/2014/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổ chức - Cán bộ;
2. Vụ Quản lý đào tạo;
3. Vụ Quản lý khoa học;
4. Vụ Các trường chính trị;
5. Vụ Hợp tác quốc tế;
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính;
7. Ban Thanh tra;
8. Văn phòng Học viện;
9. Văn phòng Đảng - Đoàn thể;
10. Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo;
11. Học viện Chính trị khu vực I (đặt tại thành phố Hà Nội);
12. Học viện Chính trị khu vực II (đặt tại thành phố Hồ Chí Minh);
13. Học viện Chính trị khu vực III (đặt tại thành phố Đà Nẵng);
14. Học viện Chính trị khu vực IV (đặt tại thành phố Cần Thơ);
15. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (đặt tại thành phố Hà Nội);
16. Viện Triết học;
17. Viện Kinh tế chính trị học;
18. Viện Kinh tế;
19. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học;
20. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng;
21. Viện Lịch sử Đảng;
22. Viện Xây dựng Đảng;
23. Viện Chính trị học;
24. Viện Nhà nước và Pháp luật;
25. Viện Văn hóa và Phát triển;
26. Viện Quan hệ quốc tế;
27. Viện Nghiên cứu quyền con người;
28. Viện Xã hội học;
29. Viện Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng;
30. Viện Lãnh đạo học và Chính sách công;
31. Viện Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý;
32. Viện Thông tin khoa học;
33. Tạp chí Lý luận chính trị;
34. Nhà xuất bản Lý luận chính trị.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10 là các đơn vị tham mưu giúp việc Giám đốc Học viện, được thành lập phòng; các đơn vị quy định từ Khoản 11 đến Khoản 34 là các đơn vị sự nghiệp.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan chức năng khác trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ quyết định việc thay đổi cơ cấu tổ chức của Học viện.
Như vậy, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gồm có 34 cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 10 là các đơn vị tham mưu giúp việc Giám đốc Học viện, được thành lập phòng; các đơn vị quy định từ khoản 11 đến khoản 34 là các đơn vị sự nghiệp.
Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do ai phân công?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 48/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Lãnh đạo Học viện
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có Giám đốc và không quá 04 Phó Giám đốc. Ban Giám đốc Học viện làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Học viện là người đứng đầu, tổ chức, điều hành công việc của Học viện, do Bộ Chính trị phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Học viện.
2. Các Phó Giám đốc Học viện do Ban Bí thư Trung ương Đảng bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Học viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện về nhiệm vụ được phân công.
3. Giám đốc Học viện ban hành quy chế hoạt động của Học viện; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quy chế làm việc của các đơn vị trực thuộc Học viện; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác theo quy định của Đảng và Nhà nước đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Học viện.
Như vậy, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là người đứng đầu, tổ chức, điều hành công việc của Học viện, do Bộ Chính trị phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Học viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?