Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có tư cách pháp nhân không? Ai có thẩm quyền giải thể các Trung tâm trực thuộc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị?
- Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có tư cách pháp nhân không?
- Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với việc nghiên cứu và ứng dụng các cơ chế chính sách, khoa học quản lý các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng?
- Ai có thẩm quyền giải thể các Trung tâm trực thuộc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị?
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 468/QĐ-BXD năm 2008, có quy định về vị trí, chức năng như sau:
Vị trí, chức năng:
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị là đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện các chức năng: tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng, cán bộ chính quyền đô thị các cấp, cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý và hoạt động xây dựng và các chức danh khác theo quy định của pháp luật; tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật ngành Xây dựng; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các cơ chế chính sách, tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ, khoa học quản lý trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Học viện có tư cách pháp nhân, có con dấu để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có tư cách pháp nhân.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Hình từ Internet)
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với việc nghiên cứu và ứng dụng các cơ chế chính sách, khoa học quản lý các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng?
Căn cứ tại khoản 10 Điều 3 Quyết định 468/QĐ-BXD năm 2008, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
…
10. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các cơ chế chính sách, tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ, khoa học quản lý các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, bao gồm:
10.1. Nghiên cứu, đề xuất và tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
10.2. Nghiên cứu, đề xuất các mô hình quản lý nhà nước, quản lý hoạt động sự nghiệp và dịch vụ, quản lý sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
10.3. Nghiên cứu, đề xuất các mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp tham gia quản lý, hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
10.4. Nghiên cứu, đề xuất về danh mục, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh công chức, viên chức lãnh đạo quản lý, các ngạch viên chức chuyên ngành, các chức danh viên chức đặc thù thuộc ngành Xây dựng;
10.5. Nghiên cứu, đề xuất các chế độ, chính sách áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Xây dựng;
10.6. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ, khoa học quản lý nhằm gắn kết chặt chẽ giữa các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học với công tác quản lý nhà nước và các hoạt động tư vấn, dịch vụ, sản xuất kinh doanh của ngành Xây dựng.
…
Theo đó, đối với việc nghiên cứu và ứng dụng các cơ chế chính sách, khoa học quản lý các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Nghiên cứu, đề xuất và tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
- Nghiên cứu, đề xuất các mô hình quản lý nhà nước, quản lý hoạt động sự nghiệp và dịch vụ, quản lý sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
- Nghiên cứu, đề xuất các mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp tham gia quản lý, hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
- Nghiên cứu, đề xuất về danh mục, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh công chức, viên chức lãnh đạo quản lý, các ngạch viên chức chuyên ngành, các chức danh viên chức đặc thù thuộc ngành Xây dựng;
- Nghiên cứu, đề xuất các chế độ, chính sách áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Xây dựng;
- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ, khoa học quản lý nhằm gắn kết chặt chẽ giữa các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học với công tác quản lý nhà nước và các hoạt động tư vấn, dịch vụ, sản xuất kinh doanh của ngành Xây dựng.
Ai có thẩm quyền giải thể các Trung tâm trực thuộc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Quyết định 468/QĐ-BXD năm 2008, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
…
3. Việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các Phòng, Khoa, Trung tâm, Viện nghiên cứu, Cơ sở đào tạo trực thuộc Học viện do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định theo đề nghị của Giám đốc Học viện.
Giám đốc Học viện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Học viện.
Như vậy, theo quy định thì Các Trung tâm trực thuộc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định theo đề nghị của Giám đốc Học viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?