Học viện Báo chí tuyên truyền đào tạo những ngành nghề nào? Cơ cấu tổ chức của Học viện bao gồm những bộ phận nào?
Học viện Báo chí tuyên truyền đào tạo những ngành nghề nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, Học viện Báo chí tuyên truyền là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2012.
Hiện nay, Học viện Báo chí tuyên truyền có những chuyên ngành đào tạo sau đây:
(1) Ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (chất lượng cao)
(2) Ngành Truyền thông quốc tế
(3) Ngành Báo chí, chuyên ngành Báo chí đa phương tiện
(4) Ngành Xuất bản, chuyên ngành Biên tập sách
(5) Ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Biên dịch Ngôn ngữ Anh
(6) Ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế
(7) Ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại
(8) Ngành Quảng cáo, chuyên ngành Quảng cáo và Marketing
(9) Ngành Quan hệ công chúng
(10) Ngành Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình
(11) Ngành Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử
(12) Ngành Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình
(13) Ngành Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh
(14) Ngành Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí
(15) Ngành Báo chí, chuyên ngành Báo in
(16) Ngành Xã hội học
(17) Ngành Công tác xã hội
(18) Ngành Quản lý nhà nước, chuyên ngành Quản lý xã hội
(19) Ngành Quản lý nhà nước, chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước
(20) Ngành Chính trị học, chuyên ngành Văn hóa phát triển
(21) Ngành Chính trị học, chuyên ngành Chính sách công
(22) Ngành Chính trị học, chuyên ngành Chính trị phát triển
(23) Ngành Chính trị học, chuyên ngành Giáo dục lý luận chính trị
(24) Ngành Chính trị học, chuyên ngành Quản lý văn hóa - tư tưởng
(25) Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
(26) Ngành Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
(27) Ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
(28) Ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế
(29) Ngành Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
(30) Ngành Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
(31) Ngành Triết học, chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Học viện Báo chí tuyên truyền đào tạo những ngành nghề nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Học viện Báo chí tuyên truyền bao gồm những bộ phận nào?
Cơ cấu tổ chức của Học viện Báo chí tuyên truyền được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và khoản 8 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) như sau:
Cơ cấu tổ chức của trường đại học
1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:
a) Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường);
b) Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học);
c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
d) Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
đ) Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
2. Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học, mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
Như vậy, Cơ cấu tổ chức của Học viện bao gồm những bộ phận nào?
(1) Hội đồng học viện (hội đồng trường);
(2) Giám đốc học viện; phó giám đốc học viện;
(3) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
(4) Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
(5) Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của học viện.
Giám đốc Học viện Báo chí tuyên truyền do ai quyết định và công nhận?
Giám đốc Học viện Báo chí tuyên truyền được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) như sau:
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học
1. Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định bổ nhiệm.
Nhiệm kỳ hoặc thời gian bổ nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học.
...
Như vậy, theo quy định, Giám đốc Học viện Báo chí tuyên truyền do hội đồng học viện (hội đồng trường) quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?