Học sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài muốn xin chuyển trường về Thành phố Hồ Chí Minh cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Học sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài muốn xin chuyển trường về Thành phố Hồ Chí Minh cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Căn cứ vào Mục 4 Công văn 2904/SGDĐT-GDTrH năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có nội dung hướng dẫn về việc xin chuyển trường đối với học sinh Việt Nam ở nước ngoài như sau:
4. Tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước
Đối tượng học sinh Việt Nam về nước:
Học sinh học ở nước ngoài diện được cấp học bổng theo các hiệp định, thỏa thuận giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.
Học sinh ở nước ngoài theo diện diện du học tự túc hoặc theo hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Học sinh theo cha, mẹ hoặc người giám hộ làm việc ở nước ngoài, học sinh sinh Việt Nam định cư ở nước ngoài.
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.
- Học sinh xin học cấp trung học cơ sở phải có học bạ hoặc giấy xác nhận của nhà trường về kết quả học tập các lớp học trước đó, cùng với xác nhận của nhà trường về việc được chuyển lên lớp trên. (bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực
- Học sinh xin học cấp trung học phổ thông phải có văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở tương đương bằng tốt nghiệp trung học cơ sở của Việt Nam.
- Học sinh đã học ở Việt Nam, sau thời gian học ở nước ngoài, khi về nước phải có bằng tốt nghiệp bậc học đã học ở Việt Nam.
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).
- Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có).
- Bản sao giấy khai sinh, kể cả học sinh được sinh ra ở nước ngoài.
- Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra trình độ học sinh của trường tiếp nhận.
- Biên bản kết luận về kết quả kiểm tra trình độ học sinh của Hội đồng kiểm tra.
- Hồ sơ kiểm tra trình độ học sinh gồm đề kiểm tra, đáp án và các bài làm đã được chấm theo đúng quy định.
- Tờ trình của trường tiếp nhận học sinh về nước.
b) Thủ tục
- Đối với học sinh học được trường THCS tiếp nhận: Phòng GDĐT nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.
- Đối với học sinh được trường THPT hoặc trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp THPT) tiếp nhận, Sở GDĐT tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.
c) Việc chuyển trường được thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới và khi kết thúc học kỳ I của năm học. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng GDĐT (đối với cấp THCS), Giám đốc Sở GDĐT (đối với cấp THPT) xem xét, quyết định.
Lưu ý: Hiệu trưởng trường tiếp nhận học sinh chuyển đến căn cứ vào số lượng chỉ tiêu được giao hàng năm để tiếp nhận học sinh (không được nhận thêm học sinh khi chỉ tiêu được giao đã tuyển đủ).
Theo đó, những đối tượng là học sinh Việt Nam đang học ở nước ngoài theo diện học bổng hoặc du học tự túc hoặc theo cha mẹ làm việc, định cư ở nước ngoài sẽ được xin chuyển trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Khi học sinh Việt Nam đang học ở nước ngoài có nhu cầu xin chuyển trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh thì cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm đơn xin học; học bạ, giấy xác nhận kết quả học tập của trường, xác nhân của nhà trường về việc lên lớp đối với học sinh THCS; bằng tốt nghiệp THCS đối với học sinh THPT,… theo nội dung hướng dẫn như trên.
Học sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài muốn xin chuyển trường về Thành phố Hồ Chí Minh cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Học sinh trung học tại Thành phố Hồ Chí Minh muốn xin học lại thì cần chuẩn bì hồ sơ gì?
Căn cứ vào Mục 7 Công văn 2904/SGDĐT-GDTrH năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có nội dung hướng dẫn như sau:
7. Xin học lại
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn xin học lại do học sinh ký.
- Học bạ của lớp hoặc cấp học đã học (bản chính).
- Bằng tốt nghiệp của cấp học dưới (bản công chứng)
- Hồ sơ có liên quan đến lý do xin học lại (xác nhận đã bảo lưu, hồ sơ bệnh án…)
- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước.
b) Thủ tục xin học lại
- Trường hợp xin học lại tại trường cũ: Hiệu trưởng xem xét và giải quyết nhập học sau khi đã kiểm tra hồ sơ.
- Trường hợp xin học lại tại trường khác: Hồ sơ bổ sung và thủ tục thực hiện như đối với học sinh chuyển trường.
- Trường hợp xin học lại vào lớp đầu cấp THPT: Giám đốc Sở GDĐT xem xét, quyết định trên cơ sở kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của học sinh trước khi nghỉ học.
c) Việc xin học lại được thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới.
Theo đó, trường hợp học sinh trung học tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu đi học lại thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm đơn xin học lại; học bạ; bằng tốt nghiệp của cấp học dưới; hồ sơ có liên quan đến lý do xin học lại; giấy xác nhận về việc chấp hành chính sách và pháp luật.
Học sinh trung học lại Thành phố Hồ Chí Minh muốn bảo lưu kết quả học tập thì làm thế nào?
Căn cứ vào Mục 8 Công văn 2904/SGDĐT-GDTrH năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có nội dung hướng dẫn như sau:
8. Bảo lưu
a) Hồ sơ
- Đơn xin bảo lưu do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.
- Hồ sơ có liên quan đến lý do xin bảo lưu (hồ sơ bệnh án, visa, xác nhận đồng ý học của trường nước ngoài…)
b) Thủ tục
- Đối với học sinh học ở các trường THCS: Hiệu trưởng tiếp nhận và giải quyết bảo lưu một năm học.
- Đối với học sinh học ở trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp THPT), Hiệu trưởng tiếp nhận và giải quyết bảo lưu theo từng năm học.
Theo đó, học sinh trung học tại Thành phố Hồ Chí Minh muốn bảo lưu kết quả học tập thì cần phải chuẩn bị đơn xin bảo lưu do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký và hồ sơ liên quan đến lý do xin bảo lưu kết quả học tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?