Học sinh trường giáo dưỡng vi phạm quy định về lễ tiết nhưng có tình tiết giảm nhẹ thì có bị xử lý kỷ luật hay không?

Cho tôi hỏi nếu học sinh trường giáo dưỡng vi phạm quy định về lễ tiết khi gặp cán bộ thì bị xử lý kỷ luật ra sao? Trong trường hợp, học sinh này có tình tiết giảm nhẹ thì học sinh vi phạm có còn bị xử lý kỷ luật hay không? Câu hỏi của anh Phòng từ Hà Nội

Học sinh trường giáo dưỡng phải tuân thủ những quy định về lễ tiết như thế nào khi gặp cán bộ?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nội quy trường giáo dưỡng do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 47/2022/TT-BCA quy định về những quy định lễ tiết mà học sinh phải chấp hành như sau:

Những quy định học sinh phải nghiêm chỉnh chấp hành
...
2. Về lễ tiết
a) Khi giao tiếp, học sinh phải dùng tiếng Việt (trừ người chưa biết tiếng Việt);
b) Gọi là “thầy” hoặc “cô” xưng “em” đối với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng; gọi là “bạn”, “em”, “anh” hoặc “chị” đối với học sinh khác; đối với khách đến thăm, làm việc tại trường giáo dưỡng, tùy theo lứa tuổi, học sinh xưng hô phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
c) Phải “vâng”, “dạ”, “thưa” khi nói chuyện với người nhiều tuổi hơn, biết nói lời “cám ơn”, “xin lỗi” đúng lúc. Khi nghe gọi tên mình, phải trả lời “có”;
d) Khi gặp cán bộ hoặc khách đến thăm, làm việc tại trường giáo dưỡng, học sinh phải bỏ mũ, nón đứng nghiêm giữ khoảng cách 03 mét và chào, trường hợp lớp (đội, tổ) học sinh gặp cán bộ, khách đến làm việc, tùy theo trường hợp cụ thể ở khu học tập, lao động, học nghề, lớp (đội, tổ) trưởng học sinh hô tất cả học sinh đứng nghiêm hoặc ngồi tại chỗ, thay mặt lớp (đội, tổ) chào, báo cáo cán bộ hoặc quý khách ở tư thế đứng nghiêm phải hạ mũ hoặc nón cầm ở tay phải;
đ) Khi ra vào cổng, nếu đi theo lớp (đội, tổ) thì đi thành hàng đôi, bỏ mũ hoặc nón cầm ở tay phải đối với hàng đi bên phải, cầm ở tay trái đối với hàng đi bên trái. Lớp (đội, tổ) trưởng học sinh báo cáo rõ tên lớp (đội, tổ), số người với cán bộ có trách nhiệm.
...

Theo đó, khi gặp cán bộ thì học sinh trường giáo dưỡng cần phải bỏ mũ, nón đứng nghiêm giữ khoảng cách 03 mét và chào.

Trường hợp lớp (đội, tổ) học sinh gặp cán bộ đến làm việc, tùy theo trường hợp cụ thể ở khu học tập, lao động, học nghề, lớp (đội, tổ) trưởng học sinh hô tất cả học sinh đứng nghiêm hoặc ngồi tại chỗ, thay mặt lớp (đội, tổ) chào, báo cáo cán bộ ở tư thế đứng nghiêm phải hạ mũ hoặc nón cầm ở tay phải.

Học sinh trường giáo dưỡng vi phạm quy định về lễ tiết nhưng có tình tiết giảm nhẹ thì có bị xử lý kỷ luật hay không?

Học sinh trường giáo dưỡng vi phạm quy định về lễ tiết nhưng có tình tiết giảm nhẹ thì có bị xử lý kỷ luật hay không? (Hình từ Internet)

Học sinh trường giáo dưỡng vi phạm quy định về lễ tiết khi gặp cán bộ thì bị xử lý kỷ luật ra sao?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật
1. Học sinh thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Điều 1 Nội quy trường giáo dưỡng thì bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Trại viên thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Điều 1 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc thì bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
...

Theo đó, nếu học sinh trường giáo dưỡng vi phạm quy định về lễ tiết khi gặp cán bộ thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Học sinh trường giáo dưỡng vi phạm quy định về lễ tiết nhưng có tình tiết giảm nhẹ thì có bị xử lý kỷ luật hay không?

Căn cứ Điều 20 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật như sau:

Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật
1. Những tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật
a) Chủ động báo cáo hành vi vi phạm của mình với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, tự giác nhận khuyết điểm trước khi bị phát hiện;
b) Chủ động báo cáo, cung cấp thông tin, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm;
c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả vi phạm và tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm;
d) Vi phạm do nguyên nhân khách quan hoặc do bị ép buộc;
đ) Có nhiều thành tích trong quá trình chấp hành quyết định được cấp có thẩm quyền tặng Bằng khen, xác nhận lập công;
e) Tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi vi phạm, báo cáo kịp thời với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc biết.
...
3. Xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật
a) Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm kỷ luật có tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn tình tiết tăng nặng hoặc có tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng thì áp dụng hình thức kỷ luật nhẹ hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật theo quy định (trường hợp hình thức kỷ luật theo quy định là khiển trách, nếu có tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn tình tiết tăng nặng hoặc có tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng thì không áp dụng hình thức kỷ luật);
b) Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm kỷ luật có tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng tương đương nhau thì áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định;
c) Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm kỷ luật có tình tiết giảm nhẹ ít hơn tình tiết tăng nặng hoặc có tình tiết tăng nặng mà không có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật theo quy định.

Như vậy, học sinh trường giáo dưỡng vi phạm quy định về lễ tiết (áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách) nhưng có tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn tình tiết tăng nặng hoặc có tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng thì không áp dụng hình thức kỷ luật.

Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật gồm việc chủ động báo cáo hành vi vi phạm của mình với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng, tự giác nhận khuyết điểm trước khi bị phát hiện;...và các tình tiết khác theo quy định nêu trên.


Học sinh trường giáo dưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của học sinh trường giáo dưỡng
Pháp luật
Tiền thuốc chữa bệnh cho học sinh trường giáo dưỡng là bao nhiêu? Chế độ ăn của học sinh trường giáo dưỡng như thế nào?
Pháp luật
Chế độ ăn của học sinh trường giáo dưỡng trong các ngày lễ tết như thế nào? Trong một năm được cấp đồ mặc và đồ dùng sinh hoạt nào?
Pháp luật
Học sinh trường giáo dưỡng có thể gặp người không phải thân nhân của mình tại nơi tiếp đón của trường giáo dưỡng không?
Pháp luật
Học sinh có được miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nếu lập công trong thời gian tạm hoãn chấp hành quyết định?
Pháp luật
Mức ăn của học sinh trường giáo dưỡng trong dịp Tết Nguyên đán được tăng lên bao nhiêu lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường?
Pháp luật
Học sinh trường giáo dưỡng khi điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh có phải sẽ được bố trí phòng riêng hay không?
Pháp luật
Việc sắp xếp chỗ ở cho học sinh trường giáo dưỡng được dựa trên những căn cứ nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Những ai được phép thăm, gặp học sinh tại trường giáo dưỡng? Học sinh trường giáo dưỡng được nhận tiền từ thân nhân như thế nào?
Pháp luật
Trường giáo dưỡng phải thực hiện những hoạt động gì để giúp học sinh đã chấp hành xong quyết định tái hòa nhập cộng đồng?
Pháp luật
Học sinh trường giáo dưỡng có được giải quyết cho về nhà khi gia đình có việc tang của gia đình hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học sinh trường giáo dưỡng
600 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học sinh trường giáo dưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Học sinh trường giáo dưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào