Học sinh trường giáo dưỡng khi điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh có phải sẽ được bố trí phòng riêng hay không?
- Học sinh trường giáo dưỡng được kiểm tra sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
- Học sinh trường giáo dưỡng khi điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh có phải sẽ được bố trí phòng riêng hay không?
- Thời gian học sinh trường giáo dưỡng điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh có được tính vào thời gian chấp hành quyết định biện pháp tư pháp không?
Học sinh trường giáo dưỡng được kiểm tra sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ chăm sóc y tế như sau:
Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định 133/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự.
...
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 29 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về chế độ khám sức khỏe đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:
Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng
1. Học sinh khi đến trường giáo dưỡng được y tế của trường giáo dưỡng tổ chức khám, lập phiếu theo dõi sức khỏe. Trong thời gian học sinh chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, trường giáo dưỡng căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị tổ chức khám sức khỏe tổng quát cho học sinh, định kỳ ít nhất 06 tháng/lần, cụ thể: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho học sinh được thanh toán theo khung giá quy định của Bộ Y tế. Trường giáo dưỡng thường xuyên có biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các biện pháp cai nghiện ma túy, phòng chống lây nhiễm, điều trị HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm cho học sinh. Việc khám sức khỏe cho học sinh căn cứ vào điều kiện, thời gian chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, tình hình cụ thể của từng trường giáo dưỡng và lưu kết quả vào hồ sơ để quản lý, theo dõi sức khỏe của học sinh. Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho học sinh được cấp tương đương 04 kg gạo tẻ/học sinh/tháng.
...
Theo quy định trên thì trong thời gian học sinh chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, trường giáo dưỡng căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị tổ chức khám sức khỏe tổng quát cho học sinh, định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.
Học sinh trường giáo dưỡng khám sức khỏe định kỳ sẽ được kiểm tra chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa.
Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho học sinh được thanh toán theo khung giá quy định của Bộ Y tế.
Học sinh trường giáo dưỡng khi điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh có phải sẽ được bố trí phòng riêng hay không? (Hình từ Internet)
Học sinh trường giáo dưỡng khi điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh có phải sẽ được bố trí phòng riêng hay không?
Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 29 Nghị định 133/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng
...
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng trên địa bàn, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh; xây dựng hoặc bố trí khu, buồng riêng để khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh, phòng trực của cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Các chi phí khám bệnh tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều này được ngân sách nhà nước cấp. Trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh.
Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh phối hợp với trường giáo dưỡng trên địa bàn để khám chữa bệnh cho học sinh có trách nhiệm phải xây dựng hoặc bố trí khu, buồng riêng để khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh, phòng trực của cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện của cơ sở.
Chí phí xây dựng, bố trí khu, buồng riêng để khám chữa bệnh cho học sinh trường giáo dưỡng sẽ do ngân sách nhà nước cấp. Trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh.
Như vậy, học sinh trường giáo dưỡng khi điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh không phải sẽ được bổ trí phòng riêng mà là được cơ sở khám chữa bệnh bố trí khu, buồng riêng dành riêng cho đối tượng học sinh trường giáo dưỡng.
Thời gian học sinh trường giáo dưỡng điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh có được tính vào thời gian chấp hành quyết định biện pháp tư pháp không?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về thời gian điều trị bệnh như sau:
Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh
...
2. Thời gian điều trị bệnh của học sinh được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
3. Trường hợp học sinh bị thương tích trong khi lao động, học tập, thiên tai, hỏa hoạn thi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thực hiện chế độ hỗ trợ cho học sinh theo quy định.
Như vậy, thời gian điều trị bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh của học sinh sẽ được tính vào thời gian chấp hành quyết định biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?