Học sinh trường giáo dưỡng có hành vi tổ chức bỏ trốn khỏi trường vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng thì áp dụng hình thức kỷ luật ra sao?
- Học sinh trường giáo dưỡng có hành vi tổ chức bỏ trốn khỏi trường thì sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?
- Việc tổ chức cho học sinh trốn khỏi trường giáo dưỡng có được xem là tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật không?
- Học sinh trường giáo dưỡng có hành vi tổ chức bỏ trốn khỏi trường vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng thì áp dụng hình thức kỷ luật ra sao?
Học sinh trường giáo dưỡng có hành vi tổ chức bỏ trốn khỏi trường thì sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nội quy trường giáo dưỡng do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 47/2022/TT-BCA quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành mệnh lệnh và sự hướng dẫn của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng.
2. Khai báo gian dối, sai sự thật, che giấu hành vi vi phạm của mình và của học sinh khác.
3. Bỏ trốn, tổ chức, giúp học sinh khác bỏ trốn dưới mọi hình thức hoặc lôi kéo, ép buộc học sinh khác bỏ trốn.
4. Viết, vẽ, treo, dán tranh, ảnh, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi và các hành vi khác gây mất vệ sinh.
5. Xăm hình, đeo đồ vật lên cơ thể mình hoặc người khác, nhuộm tóc khác màu đen, để móng tay, móng chân dài và sơn màu móng chân, móng tay.
....
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về việc xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức giáo dục tại phòng riêng đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật
...
3. Xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức giáo dục tại phòng riêng đối với học sinh, cách ly tại buồng kỷ luật đối với trại viên trong các trường hợp sau đây:
a) Học sinh đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà lại thực hiện một trong các hành vi vi phạm tại Điều 1, các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 14, 15, 16, 17 và 18 Điều 2 Nội quy trường giáo dưỡng; trại viên đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà lại thực hiện một trong các hành vi vi phạm tại Điều 1, các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, 13, 15, 16, 17, 18 và 19 Điều 2 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Học sinh thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 10 và 13 Điều 2 Nội quy trường giáo dưỡng; trại viên thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 10, 11 và 14 Điều 2 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Theo đó, học sinh trường giáo dưỡng có hành vi tổ chức cho học sinh khác trốn khỏi trường thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáo dục tại phòng riêng.
Học sinh trường giáo dưỡng có hành vi tổ chức bỏ trốn khỏi trường vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng thì áp dụng hình thức kỷ luật ra sao? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức cho học sinh trốn khỏi trường giáo dưỡng có được xem là tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật không?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật như sau:
Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật
...
2. Những tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật
a) Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm của mình mà còn gian dối, che giấu; không viết bản tường trình, kiểm điểm;
b) Bao che cho người cùng vi phạm; trả thù người tố cáo hành vi vi phạm hoặc người cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm;
c) Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm; tiêu hủy chứng cứ;
d) Đối phó, cản trở, gây khó khăn cho quá trình xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm;
đ) Vi phạm trong thời gian thử thách được quy định tại Điều 25 Thông tư này;
e) Vi phạm có tổ chức; là người tổ chức, chủ mưu, khởi xướng thực hiện hành vi vi phạm;
g) Ép buộc, tổ chức, lôi kéo, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.
...
Từ quy định trên thì hành vi tổ chức cho học sinh khác trốn ra khỏi trường giáo dưỡng được xem tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật.
Học sinh trường giáo dưỡng có hành vi tổ chức bỏ trốn khỏi trường vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng thì áp dụng hình thức kỷ luật ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật như sau:
Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật
....
3. Xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật
a) Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm kỷ luật có tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn tình tiết tăng nặng hoặc có tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng thì áp dụng hình thức kỷ luật nhẹ hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật theo quy định (trường hợp hình thức kỷ luật theo quy định là khiển trách, nếu có tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn tình tiết tăng nặng hoặc có tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng thì không áp dụng hình thức kỷ luật);
b) Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm kỷ luật có tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng tương đương nhau thì áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định;
c) Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm kỷ luật có tình tiết giảm nhẹ ít hơn tình tiết tăng nặng hoặc có tình tiết tăng nặng mà không có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật theo quy định.
Đối với trường hợp này có thể chia thành 03 trường hợp, cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Nếu học sinh trường giáo dưỡng có tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn tình tiết tăng nặng thì áp dụng hình thức kỷ luật nhẹ hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật theo quy định.
Theo đó, mức xử lý kỷ luật sẽ được giảm từ hình thức giáo dục tại phòng riêng xuống hình thức cảnh cáo.
Trường hợp 2: Nếu học sinh trường giáo dưỡng có tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng tương đương nhau thì áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định.
Theo đó, học sinh trường giáo dưỡng có hành vi tổ chức cho học sinh khác trốn khỏi trường vẫn sẽ bị áp dụng hình thức giáo dục tại phòng riêng.
Trường hợp 3: Nếu có tình tiết giảm nhẹ ít hơn tình tiết tăng nặng thì sẽ áp dụng hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật theo quy định.
Do hình thức giáo dục tại phòng riêng là hình thức kỷ luật cao nhất nên vẫn sẽ áp dụng hình thức này để xử lý kỷ luật đối với học sinh có hành vi tổ chức cho học sinh khác trốn khỏi trường giáo dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?