Học sinh gian lận mang tài liệu không được phép vào phòng thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia bị phạt bao nhiêu tiền?
- Học sinh gian lận mang tài liệu vào phòng thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia có được xem là hành vi vi phạm không?
- Học sinh gian lận mang tài liệu không được phép vào phòng thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt học sinh gian lận mang tài liệu vào phòng thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia không?
Học sinh gian lận mang tài liệu vào phòng thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia có được xem là hành vi vi phạm không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 22 Luật Giáo dục 2019, có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.
3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Theo quy định trên thì hành vi gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh là hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục.
Như vậy, thì học sinh gian lận mang tài liệu không được phép vào phòng thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thì mới bị xem là hành vi vi phạm.
Học sinh gian lận mang tài liệu không được phép vào phòng thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Học sinh gian lận mang tài liệu không được phép vào phòng thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, có quy định về vi phạm quy định về thi như sau:
Vi phạm quy định về thi
…
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.
…
Theo tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, có quy định về hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục như sau:
Hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục
…
3. Mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục:
…
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Như vậy, theo quy định trên thì học sinh gian lận mang tài liệu vào phòng thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt học sinh gian lận mang tài liệu vào phòng thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP, có quy đinh về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Khoản 1 Điều 11, điểm a khoản 3 Điều 14, điểm a khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 25, khoản 1 Điều 27, Điều 29, điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định này;
…
Theo đó tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn (cấp xã) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
…
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
Hành vi học sinh gian lận mang tài liệu vào phòng thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thì bị phạt tiền cao nhất là 2.000.000 đồng.
Như vậy, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt học sinh gian lận mang tài liệu vào phòng thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?