Học sinh bán trú trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Mức hỗ trợ đối với học sinh bán trú thế nào?
Học sinh bán trú trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 06/02/2023.
Theo khoản 2 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT, học sinh bán trú được xác định là học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của Chính phủ, do không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày.
Về nhiệm vụ, quyền của học sinh bán trú, Điều 14 Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT có quy định học sinh bán trú trường phổ thông dân tộc bán trú sẽ thực hiện các nhiệm vụ, quyền của mình theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông.
Ngoài ra, học sinh bán trú sẽ có các nhiệm vụ và quyền sau:
- Thực hiện nội quy nội trú của nhà trường.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc khác.
- Được bố trí ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.
Học sinh bán trú trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Mức hỗ trợ đối với học sinh bán trú thế nào? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ đối với học sinh bán trú trường phổ thông dân tộc bán trú thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP về các trường hợp học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ như sau:
Điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ
1. Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải bảo đảm một trong các Điều kiện sau:
a) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
c) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
2. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các Điều kiện sau:
a) Đang học tại trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học;
b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
3. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, ngoài các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.
Theo quy định trên thì học sinh bán trú trường phổ thông dân tộc bán trú thuộc đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước.
Các chính sách hỗ trợ được xác định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP bao gồm:
- Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
- Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh tại trường phổ thông dân tộc bán trú có những nhiệm vụ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp, từng trường phổ thông dân tộc được thực hiện theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhân viên hỗ trợ, phục vụ và cha mẹ học sinh tham gia quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường phối hợp với nhà trường tham gia quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú; huy động nguồn lực từ cha mẹ học sinh để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh bán trú.
Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 18 tháng 03 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?