Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ được thực hiện dưới những hình thức nào?
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ được thực hiện dưới những hình thức nào?
- Có những hành vi nào bị cấm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ?
Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra như sau:
Nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra
1. Phải tuân thủ pháp luật có liên quan và quy định tại Quy chế này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về kết quả thanh tra, kiểm tra.
2. Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
3. Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra, kiểm tra và cơ quan đơn vị, cá nhân có liên quan.
Như vậy, theo quy định, hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
(1) Phải tuân thủ pháp luật có liên quan và quy định tại Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về kết quả thanh tra, kiểm tra.
(2) Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
(3) Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra, kiểm tra và cơ quan đơn vị, cá nhân có liên quan.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ phải đảm bảo những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ được thực hiện dưới những hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định về phương thức, hình thức thanh tra, kiểm tra như sau:
Phương thức, hình thức thanh tra, kiểm tra
1. Việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo phương thức thành lập Tổ công tác thanh tra, kiểm tra; cán bộ thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra độc lập;
2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện dưới hình thức:
a) Thanh tra, kiểm tra theo chương trình kế hoạch được phê duyệt;
b) Thanh tra, kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.
Như vậy, theo quy định, hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ được thực hiện dưới những hình thức sau đây:
(1) Thanh tra, kiểm tra theo chương trình kế hoạch được phê duyệt;
(2) Thanh tra, kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.
Có những hành vi nào bị cấm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ?
Căn cứ Điều 3 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo như sau:
Những hành vi bị cấm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra
1. Thanh tra, kiểm tra vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong quyết định thanh tra, kiểm tra hoặc ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
2. Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra, kiểm tra hoặc thực hiện các hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi.
3. Cố ý báo cáo sai sự thật; quyết định xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra, kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức.
5. Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hững hành vi bị cấm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ bao gồm:
(1) Thanh tra, kiểm tra vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong quyết định thanh tra, kiểm tra hoặc ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
(2) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra, kiểm tra hoặc thực hiện các hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi.
(3) Cố ý báo cáo sai sự thật; quyết định xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật.
(4) Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra, kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức.
(5) Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?