Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có được Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi không?
- Cá nhân có trách nhiệm hành động hành động như thế nào để bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
- Tổ chức, cá nhân thực hiện tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản thông qua những hoạt động nào?
- Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có được Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi không?
Cá nhân có trách nhiệm hành động hành động như thế nào để bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Đối tượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm các loài thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện bảo vệ và khai thác thủy sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản;
c) Dành hành lang cho loài thủy sản di chuyển khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá;
d) Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;
đ) Tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thủy sản.
...
Theo đó, cá nhân có trách nhiệm hành động hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:
- Thực hiện bảo vệ và khai thác thủy sản theo quy định pháp luật;
- Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản;
- Dành hành lang cho loài thủy sản di chuyển khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá;
- Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi có hành vi ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản
- Tuân theo quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thủy sản.
Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có được Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi không? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân thực hiện tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản thông qua những hoạt động nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản
1. Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi môi trường sống của loài thủy sản;
b) Thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên;
c) Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu;
d) Quản lý khu vực, loài thủy sản được tái tạo, phục hồi.
....
Theo đó, tổ chức và cá nhân thực hiện tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản thông qua những hoạt động sau:
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi môi trường sống của loài thủy sản;
- Thả bổ sung loài thủy sản theo quy định pháp luật;
- Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản theo quy định pháp luật;
- Thực hiện quản lý khu vực, loài thủy sản được tái tạo, phục hồi.
Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có được Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi không?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định:
Quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Nguồn tài chính hình thành Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Luật Thủy sản.
2. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi cho các hoạt động chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục; phổ biến, nhân rộng các điển hình về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên phạm vi toàn quốc;
b) Phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững trên phạm vi toàn quốc;
c) Thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án khác do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủy thác trên phạm vi toàn quốc;
d) Hoạt động bộ máy, chuyên môn nghiệp vụ của Quỹ theo quy định hiện hành;
đ) Hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng.
....
Theo đó, quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương chi cho các hoạt động phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững trên phạm vi toàn quốc.
Như vậy, tái tạo nguồn lợi thủy sản thuộc hoạt động được quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương chi tiến hành thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?