Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có bao gồm việc thả bổ sung loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên hay không?
- Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có bao gồm việc thả bổ sung loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên hay không?
- Nhà nước có chính sách đầu tư cho hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh hay không?
- Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương có được chi cho hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản hay không?
Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có bao gồm việc thả bổ sung loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên hay không?
Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có bao gồm việc thả bổ sung loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên hay không, căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 quy định: "Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động phục hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản."
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản
1. Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi môi trường sống của loài thủy sản;
b) Thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên;
c) Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu;
d) Quản lý khu vực, loài thủy sản được tái tạo, phục hồi.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên địa bàn.
4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản.
Theo đó hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản sẽ bao gồm hoạt động thả bổ sung loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên.
Tái tạo nguồn lợi thủy sản (Hình từ Internet)
Nhà nước có chính sách đầu tư cho hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh hay không?
Nhà nước có chính sách đầu tư cho hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh hay không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh; lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
b) Xây dựng cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển; hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung;
c) Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác;
b) Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản;
c) Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Xây dựng trung tâm nghề cá lớn;
đ) Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy sản trên biển từ vùng khơi trở ra;
...
Theo đó nhà nước sẽ có chính sách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh.
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương có được chi cho hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản hay không?
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương có được chi cho hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản hay không, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định:
Quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Nguồn tài chính hình thành Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Luật Thủy sản.
2. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi cho các hoạt động chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục; phổ biến, nhân rộng các điển hình về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên phạm vi toàn quốc;
b) Phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững trên phạm vi toàn quốc;
c) Thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án khác do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủy thác trên phạm vi toàn quốc;
...
Theo đó thì quỹ bảo vệ và phạt triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương sẽ được chi cho hoạt động phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?