Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng nhà nước theo quy định bao gồm những khoản thu nhập nào?
Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng nhà nước theo quy định bao gồm những khoản thu nhập nào?
Căn cứ Điều 28 Quy chế quản lý tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về các khoản thu nhập của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Các khoản thu nhập của Ngân hàng Nhà nước
1. Thu về nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư:
a) Thu lãi tiền gửi:
Các khoản lãi phải thu về tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước gửi tại các tổ chức tín dụng; thu lãi tiền gửi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước gửi tại nước ngoài.
b) Thu lãi cho vay:
Các khoản lãi phải thu về cho vay bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng ở trong nước, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài.
c) Thu lãi đầu tư chứng khoán; Thu chênh lệch giữa giá bán và giá trị ghi sổ của chứng khoán.
d) Thu khác về hoạt động tín dụng:
Các khoản thu ngoài các khoản thu nói trên về nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
2. Thu về nghiệp vụ thị trường mở:
Thu về nghiệp vụ thị trường mở thông qua nghiệp vụ mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
3. Thu về hoạt động ngoại hối:
a) Thu về mua bán vàng:
Các khoản thu về hoạt động kinh doanh vàng như lãi về mua bán vàng, tiền hoa hồng bán vàng hộ nước ngoài.
b) Thu về mua bán ngoại tệ:
Các khoản thu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ như lãi từ nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ trên thị trường trong và ngoài nước (chênh lệch giá bán lớn hơn giá mua).
c) Thu khác về giao dịch ngoại hối:
Các khoản thu ngoài các khoản thu nói trên về hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước.
4. Thu về dịch vụ Ngân hàng:
a) Thu dịch vụ thanh toán:
Các khoản thu dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng.
b) Thu dịch vụ lưu ký chứng khoán.
c) Thu dịch vụ thông tin gồm các khoản thu về dịch vụ trao đổi thông tin về tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ thông tin khác của Ngân hàng Nhà nước.
d) Các khoản thu dịch vụ khác:
Các khoản thu dịch vụ khác ngoài các khoản thu dịch vụ nói trên.
...
Như vậy, các khoản thu về hoạt động ngoại hối của Ngân hàng nhà nước bao gồm:
(1) Thu về mua bán vàng;
(2) Thu về mua bán ngoại tệ;
(3) Thu khác về giao dịch ngoại hối.
Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng nhà nước theo quy định bao gồm những khoản thu nhập nào? (Hình từ Internet)
Các khoản thu bằng ngoại tệ của Ngân hàng nhà nước được thực hiện thông qua nghiệp vụ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Quy chế quản lý tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về nguyên tắc quản lý thu nhập như sau:
Nguyên tắc quản lý thu nhập.
1. Các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước được hạch toán theo nguyên tắc kế toán dồn tích; Các khoản thu bằng ngoại tệ được thực hiện thông qua nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam (VND) theo tỷ giá thống nhất do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh để hạch toán vào các tài khoản thu nhập.
Cuối năm, số dư Có các tài khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chênh lệch giá vàng, chênh lệch đánh giá lại công cụ phái sinh tiền tệ (do đánh giá lại số dư ngoại tệ, vàng thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước và Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng) không hạch toán vào thu nhập mà hoạch toán vào tài khoản đánh giá lại ngoại tệ, vàng.
2. Các đơn vị phải tính và thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định và hạch toán đúng tính chất các tài khoản thu nhập.
...
Như vậy, các khoản thu bằng ngoại tệ được thực hiện thông qua nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam (VND) theo tỷ giá thống nhất do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh để hạch toán vào các tài khoản thu nhập.
Số dư có các tài khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ vào cuối năm sẽ được hạch toán vào đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Quy chế quản lý tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về nguyên tắc quản lý thu nhập như sau:
Nguyên tắc quản lý thu nhập.
1. Các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước được hoạch toán theo nguyên tắc kế toán dồn tích; Các khoản thu bằng ngoại tệ được thực hiện thông qua nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam (VND) theo tỷ giá thống nhất do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh để hạch toán vào các tài khoản thu nhập.
Cuối năm, số dư Có các tài khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chênh lệch giá vàng, chênh lệch đánh giá lại công cụ phái sinh tiền tệ (do đánh giá lại số dư ngoại tệ, vàng thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước và Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng) không hạch toán vào thu nhập mà hạch toán vào tài khoản đánh giá lại ngoại tệ, vàng.
2. Các đơn vị phải tính và thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định và hạch toán đúng tính chất các tài khoản thu nhập.
...
Như vậy, vào cuối năm, số dư có các tài khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ do đánh giá lại số dư ngoại tệ thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước sẽ được hoạch toán vào tài khoản đánh giá lại ngoại tệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?