Hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng là hoạt động nào? Ngân hàng có quyền tự chủ khi thực hiện hoạt động kinh doanh khác không?
- Hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng theo quy định là hoạt động nào?
- Ngân hàng có quyền tự chủ trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng không?
- Việc kiểm tra tình hình thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng của ngân hàng thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng theo quy định là hoạt động nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-NHNN có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nghiệp vụ thư tín dụng là hình thức cấp tín dụng thông qua nghiệp vụ phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng để phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ.
2. Hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng là hoạt động mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng và các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng ngoài các dịch vụ được ngân hàng cung cấp trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng cho khách hàng.
3. Thư tín dụng là cam kết không thể hủy ngang của ngân hàng phát hành cho bên thụ hưởng về việc sẽ thanh toán trên cơ sở nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp.
4. Phát hành thư tín dụng là việc ngân hàng phát hành cấp tín dụng cho khách hàng thông qua phát hành thư tín dụng cho bên thụ hưởng theo đề nghị của khách hàng. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả đầy đủ gốc, lãi và phí theo thỏa thuận trong trường hợp ngân hàng phải thực hiện thanh toán cho bên thụ hưởng bằng nguồn tiền của ngân hàng hoặc đề nghị ngân hàng khác thanh toán thay cho khách hàng.
...
Như vậy, hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng bao gồm:
- Hoạt động mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng.
- Các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng ngoài các dịch vụ được cung cấp trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng.
Hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng là hoạt động nào? Ngân hàng có quyền tự chủ khi thực hiện hoạt động kinh doanh khác không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng có quyền tự chủ trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 21/2024/TT-NHNN về quyền tự chủ của ngân hàng như sau:
Quyền tự chủ của ngân hàng
1. Ngân hàng có quyền tự chủ trong thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
2. Ngân hàng có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, cung ứng các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng của khách hàng nếu thấy không có hiệu quả hoặc không phù hợp với quy định nội bộ của ngân hàng, quy định tại Thông tư này, tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, ngân hàng có quyền tự chủ trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
Lưu ý: Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng cho khách hàng theo thỏa thuận của các bên không trái với quy định tại Thông tư 21/2024/TT-NHNN, các quy định của pháp luật có liên quan và tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng.
(Theo khoản 6 Điều 5 Thông tư 21/2024/TT-NHNN)
Việc kiểm tra tình hình thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng của ngân hàng thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Căn cứ Điều 55 Thông tư 21/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế có trách nhiệm:
a) Theo dõi, tổng hợp, kiểm tra tình hình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng của các ngân hàng đối với khách hàng là người cư trú;
b) Đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các vướng mắc phát sinh liên quan đến nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng đối với khách hàng là người cư trú.
2. Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm:
a) Theo dõi, tổng hợp, kiểm tra tình hình thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng của các ngân hàng đối với khách hàng là người không cư trú;
b) Đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các vướng mắc phát sinh liên quan đến nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng đối với khách hàng là người không cư trú.
3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng của các ngân hàng và xử lý các vi phạm phát sinh theo thẩm quyền.
Như vậy, việc kiểm tra tình hình thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng của ngân hàng thuộc thẩm quyền của:
- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế: đối với ngân hàng có khách hàng là người cư trú;
- Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm: đối với ngân hàng có khách hàng là người không cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?