Hoạt động kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính được áp dụng trong các trường hợp nào?
- Hoạt động kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính được áp dụng trong các trường hợp nào?
- Hoạt động điều tra, khảo sát tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật tài chính được áp dụng trong trường hợp nào?
- Có những nội dung theo dõi, đánh giá nào về tính tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật tài chính?
Hoạt động kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính được áp dụng trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2247/QĐ-BTC năm 2013 quy định về việc kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
1. Kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động đánh giá thông qua việc kiểm tra trên cơ sở báo cáo kết quả tự kiểm tra và kiểm tra trực tiếp đối tượng kiểm tra.
2. Hoạt động kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng trong các trường hợp:
a) Địa bàn, đối tượng theo dõi, đánh giá được xác định cụ thể.
b) Việc áp dụng hoạt động thu thập thông tin chưa đủ cơ sở để đánh giá thi hành pháp luật.
c) Phạm vi, lĩnh vực theo dõi, đánh giá được giới hạn.
3. Đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tự kiểm tra và gửi báo cáo kết quả tự kiểm tra trong thời hạn quy định; căn cứ kết quả tự kiểm tra để lựa chọn đối tượng kiểm tra, lập đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra trực tiếp tại địa bàn và đối tượng xác định làm cơ sở đối chiếu với kết quả tự kiểm tra để có đánh giá chung.
Việc kiểm tra trực tiếp được thực hiện trong trường hợp báo cáo kết quả tự kiểm tra phát sinh nhiều vướng mắc trong việc thực hiện văn bản pháp luật thuộc phạm vi kiểm tra. Đơn vị chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng kiểm tra trước khi thực hiện kiểm tra trực tiếp ít nhất 07 ngày làm việc.
Như vậy, theo quy định thì hoạt động kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
(1) Địa bàn, đối tượng theo dõi, đánh giá được xác định cụ thể.
(2) Việc áp dụng hoạt động thu thập thông tin chưa đủ cơ sở để đánh giá thi hành pháp luật.
(3) Phạm vi, lĩnh vực theo dõi, đánh giá được giới hạn.
Hoạt động kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính được áp dụng trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động điều tra, khảo sát tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật tài chính được áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy chế theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2247/QĐ-BTC năm 2013 quy định về điều tra, khảo sát tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Điều tra, khảo sát tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Điều tra, khảo sát là hoạt động thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác để tiếp thu, tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của đối tượng được điều tra, khảo sát nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của việc đánh giá thi hành pháp luật.
2. Hoạt động điều tra, khảo sát tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng trong trường hợp:
a) Địa bàn, đối tượng, phạm vi, lĩnh vực được đánh giá rộng.
b) Tình hình triển khai và kết quả thực hiện pháp luật có sự khác nhau, cần đánh giá lại.
c) Một số nội dung cần trao đổi trực tiếp với các đối tượng để xác minh làm rõ.
3. Đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm lập đề cương thu thập thông tin hoặc thiết kế phiếu khảo sát, đồng thời hướng dẫn, tổ chức, thực hiện khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng liên quan.
Như vậy, theo quy định thì hoạt động điều tra, khảo sát tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật tài chính được áp dụng trong các trường hợp sau:
(1) Địa bàn, đối tượng, phạm vi, lĩnh vực được đánh giá rộng.
(2) Tình hình triển khai và kết quả thực hiện pháp luật có sự khác nhau, cần đánh giá lại.
(3) Một số nội dung cần trao đổi trực tiếp với các đối tượng để xác minh làm rõ.
Có những nội dung theo dõi, đánh giá nào về tính tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật tài chính?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quy chế theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2247/QĐ-BTC năm 2013 quy định về việc theo dõi, đánh giá việc tổ chức thực hiện như sau:
Theo dõi, đánh giá việc tổ chức thực hiện
1. Theo dõi, đánh giá về tình hình thực hiện văn bản của cơ quan soạn thảo, cơ quan tổ chức được giao thực hiện văn bản:
a) Tình hình kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
b) Tình hình hướng dẫn, giải đáp vướng mắc phát sinh trong thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
2. Theo dõi, đánh giá về tính chính xác, thống nhất trong thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
a) Số vụ khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính được xác định là khiếu nại đúng trên tổng số vụ việc khiếu nại được thụ lý giải quyết.
b) Số vụ tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức được xác định là tố cáo đúng trên tổng số vụ việc tố cáo được thụ lý giải quyết.
c) Số vụ khởi kiện quyết định hành chính được cơ quan có thẩm quyền xác định là đúng trên tổng số vụ việc khởi kiện hành chính đối với cán bộ, công chức hoặc cơ quan, đơn vị.
3. Theo dõi, đánh giá về tính tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân:
a) Số vụ việc vi phạm được phát hiện sau kiểm tra, thanh tra.
b) Số vụ việc vi phạm được xử lý hành chính.
c) Số vụ việc vi phạm được chuyển xử lý hình sự.
Như vậy, việc theo dõi, đánh giá về tính tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm những nội dung sau:
(1) Số vụ việc vi phạm được phát hiện sau kiểm tra, thanh tra.
(2) Số vụ việc vi phạm được xử lý hành chính.
(3) Số vụ việc vi phạm được chuyển xử lý hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?