Hoạt động kiểm toán nội bộ tác động như thế nào đến quy trình quản lý rủi ro của đơn vị được kiểm toán?
Hoạt động kiểm toán nội bộ tác động như thế nào đến quy trình quản lý rủi ro của đơn vị được kiểm toán?
Theo Điều 4 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về quy trình quản lý rủi ro của đơn vị, bảo đảm công tác quản lý rủi ro hiệu quả và mang lại hiệu suất cao.
Đồng thời tại Phụ lục số I Ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC quy định chuẩn mực hoạt động của kiểm toán nội bộ Việt Nam về quản lý rủi ro, hoạt động kiểm toán nội bộ phải đánh giá và góp phần hoàn thiện tính hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro của đơn vị, cụ thể như sau:
Việc xác định quy trình quản lý rủi ro có hiệu quả hay không là một xét đoán được rút ra từ đánh giá của người làm công tác kiểm toán nội bộ về việc:
- Các mục tiêu của đơn vị hỗ trợ và gắn kết với sứ mệnh của đơn vị.
- Các rủi ro đáng kể được phát hiện và đánh giá.
- Các giải pháp rủi ro phù hợp được lựa chọn và gắn kết với mức độ đánh giá rủi ro của đơn vị.
- Các thông tin về rủi ro liên quan được nắm bắt và trao đổi kịp thời trong phạm vi toàn đơn vị giúp cho các cá nhân, bộ phận liên quan, các cấp quản lý và cấp quản trị cao nhất thực hiện trách nhiệm của mình.
Hoạt động kiểm toán nội bộ có thể thu thập thông tin cho việc đánh giá này thông qua nhiều hoạt động đảm bảo, hoạt động tư vấn khác nhau. Có thể hiểu về các quy trình quản lý rủi ro của đơn vị cũng như tính hiệu quả của các quy trình đó khi xem xét kết quả của các hoạt động đảm bảo, hoạt động tư vấn này một cách tổng thể.
Các quy trình quản lý rủi ro được giám sát thông qua những hoạt động quản lý thường xuyên cũng như các đánh giá riêng rẽ hoặc cả hai hoạt động này.
(1) Hoạt động kiểm toán nội bộ phải đánh giá các rủi ro có tác động đến các khía cạnh sau trong hệ thống quản trị, hệ thống hoạt động và hệ thống thông tin của đơn vị:
- Việc đạt được các mục tiêu chiến lược của đơn vị.
- Độ tin cậy và tính minh bạch của các thông tin tài chính và thông tin hoạt động.
- Tính hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động và chương trình.
- Việc quản lý bảo vệ tài sản.
- Tính tuân thủ pháp luật, các quy định, chính sách, các thủ tục và tuân thủ hợp đồng.
(2) Hoạt động kiểm toán nội bộ phải đánh giá khả năng tiềm ẩn dẫn đến phát sinh các gian lận cũng như đánh giá việc đơn vị quản lý các rủi ro gian lận như thế nào.
(3) Trong hoạt động tư vấn, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải xem xét các rủi ro nhất quán với các mục tiêu hoạt động tư vấn và phải luôn lưu ý đến sự tồn tại của những rủi ro đáng kể khác.
(4) Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải kết hợp kiến thức về rủi ro có được từ những hoạt động tư vấn khác nhau để đánh giá quy trình quản lý rủi ro của đơn vị.
(5) Khi hỗ trợ các cấp quản lý trong việc thiết lập và cải tiến các quy trình quản lý rủi ro, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tránh tham gia bất kỳ trách nhiệm quản lý nào trong các hoạt động quản lý rủi ro.
Hoạt động kiểm toán nội bộ tác động như thế nào đến quy trình quản lý rủi ro của đơn vị được kiểm toán? (Hình từ Internet)
Định hướng theo rủi ro là phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ đúng không?
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán định hướng theo rủi ro, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
Kiểm toán nội bộ hoạt động tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nào?
Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
- Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.
- Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
- Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?