Hoạt động kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TANDTC bắt đầu khi nào?
- Hoạt động kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TANDTC bắt đầu khi nào?
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính?
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quyền kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa vi phạm trong trường hợp nào?
Hoạt động kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TANDTC bắt đầu khi nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Quy chế kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Phạm vi kiểm sát
1. Hoạt động kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được thông báo thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đến khi có quyết định giải quyết việc xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sau đây viết tắt là Pháp lệnh số 09/2014).
2. Hoạt động kiểm sát việc xem xét, quyết định hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại không thuộc phạm vi của Quy chế này.
Theo quy định hoạt động kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân tối cao bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được thông báo thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đến khi có quyết định giải quyết việc xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân năm 2022 (thay thế Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13).
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính?
Theo Điều 3 Quy chế kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
Khi kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
2. Kiểm sát việc Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ;
3. Kiểm sát việc mở phiên họp, hoãn phiên họp;
4. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ việc và dự thảo văn bản phát biểu ý kiến tại phiên họp;
5. Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án; phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với các quyết định giải quyết của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên họp; phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên họp;
6. Kiểm sát việc tạm đình chỉ, đình chỉ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
7. Kiểm sát việc áp dụng, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
8. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
9. Thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Pháp lệnh số 09/2014;
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên.
Hoạt động kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TANDTC bắt đầu khi nào? (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quyền kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa vi phạm trong trường hợp nào?
Theo Điều 5 Quy chế kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa vi phạm
Trong quá trình kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, nếu phát hiện vi phạm pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan khác thì Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa vi phạm theo quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Điều 4 Pháp lệnh số 09/2014. Việc kiến nghị có thể đối với từng vi phạm cụ thể hoặc kiến nghị tổng hợp, thông qua nhiều hình thức khác nhau nhưng phải kịp thời.
Viện kiểm sát đã kiến nghị phải theo dõi việc trả lời kiến nghị theo quy định chung.
Theo quy định nêu trên trong quá trình kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, nếu phát hiện vi phạm pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan khác thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quyền kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa vi phạm.
Việc kiến nghị có thể đối với từng vi phạm cụ thể hoặc kiến nghị tổng hợp, thông qua nhiều hình thức khác nhau nhưng phải kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Miêu tả Phim 18+ là gì? Có được miêu tả chi tiết hình ảnh khỏa thân trong Phim 18+ theo Thông tư 05?
- Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng là đất gì? Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng thuộc nhóm đất nào?
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?