Hoạt động khai thác để nghiên cứu khoa học đối với các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có cần xin văn bản chấp thuận khai thác không?
- Có được khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì để nghiên cứu khoa học không? Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác gồm những gì?
- Trình tự cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện như thế nào?
- Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khi chưa được cấp văn bản chấp thuận khai thác thì thủy sản bị khai thác trái phép xử lý như thế nào?
Có được khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì để nghiên cứu khoa học không? Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như sau:
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
3. Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế phải được Tổng cục Thủy sản chấp thuận bằng văn bản và báo cáo Tổng cục Thủy sản về kết quả thực hiện.
...
Theo quy định trên thì trung tâm nghiên cứu khoa học của bạn được quyền khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, trung tâm của bạn phải được Tổng cục Thủy sản chấp thuận bằng văn bản và báo cáo Tổng cục Thủy sản về kết quả thực hiện.
Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, bao gồm:
(1) Đơn đề nghị theo Mẫu số 10.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. TẢI VỀ
(2) Phương án khai thác theo Mẫu số 11.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. TẢI VỀ
(3) Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản ký kết hợp tác quốc tế cấp quốc gia về cho, tặng, trao đổi loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đối với trường hợp khai thác vì mục đích hợp tác quốc tế.
(4) Quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo giống ban đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thuyết minh đề cương bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu đối với trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu.
(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đề nghị cấp văn bản chấp thuận đối với trường hợp nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu.
Có được khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì để nghiên cứu khoa học không? Hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận khai thác gồm những gì? (Hình từ Internet)
Trình tự cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định, trình tự cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 26/2019/NĐ-CP đến Tổng cục Thủy sản.
(2) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ; lấy ý kiến Ban quản lý khu bảo tồn biển đối với trường hợp khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trong khu bảo tồn biển.
(3) Trường hợp đáp ứng các yêu cầu về thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến Ban quản lý khu bảo tồn biển, Tổng cục Thủy sản sẽ ban hành văn bản chấp thuận theo Mẫu số 12.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. TẢI VỀ
Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khi chưa được cấp văn bản chấp thuận khai thác thì thủy sản bị khai thác trái phép xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như sau:
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự được xử lý như sau:
a) Trường hợp cá thể còn sống khỏe mạnh phải thả về môi trường tự nhiên; cá thể bị thương phải được bàn giao cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản để nuôi dưỡng, cứu, chữa trước khi thả về môi trường tự nhiên;
b) Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết phải được bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Trường hợp tang vật được xác nhận bị bệnh, có khả năng gây dịch bệnh nguy hiểm phải tiêu hủy ngay. Việc tiêu hủy được tiến hành theo quy định hiện hành của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
...
Theo đó hành vi khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trái phép khi bị tịch thu được xử lý như sau:
(1) Thả về môi trường tự nhiên nếu cá thể còn sống khỏe mạnh.
(2) Bàn giao cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản để nuôi dưỡng, cứu, chữa trước khi thả về môi trường tự nhiên nếu cá thể bị thương.
(3) Nếu là bộ phận hoặc cá thể đã chết phải được bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục hoặc tiêu hủy.
(4) Nếu cá thể được xác nhận bị bệnh, có khả năng gây dịch bệnh nguy hiểm thì phải tiêu hủy ngay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?