Hoạt động hợp tác hải quan song phương cần đảm bảo những yêu cầu nào? Trọng tâm của hoạt động hợp tác được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề hợp tác hải quan song phương. Cho tôi hỏi hoạt động hợp tác hải quan song phương cần đảm bảo những yêu cầu nào? Trọng tâm của hoạt động hợp tác được quy định thế nào? Câu hỏi của anh Thành Dương ở Hà Nội.

Hoạt động hợp tác hải quan song phương cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Theo Điều 11 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 380/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định về hợp tác hải quan song phương và đa phương như sau:

Hợp tác hải quan song phương và đa phương
Hoạt động hợp tác hải quan song phương và đa phương cần đảm bảo các nguyên tắc nêu tại Điều 2 của Quy chế này, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Các cam kết quốc tế về song phương, đa phương trong lĩnh vực hải quan phải được theo dõi thực hiện, giám sát chặt chẽ việc thực thi nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia và tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của Hải quan Việt Nam.
2. Việc đàm phán xây dựng các cam kết quốc tế về song phương và đa phương trong lĩnh vực hải quan phải nằm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và nguồn lực của Tổng cục Hải quan theo quy định của Luật Hải quan và pháp luật hiện hành.
3. Các hoạt động hợp tác quốc tế phải đảm bảo thực chất, có chiều sâu, phục vụ trực tiếp cho công cuộc cải cách hiện đại hóa ngành thông qua các chương trình xây dựng năng lực, nguồn hỗ trợ phát triển, chuyên gia kỹ thuật và gắn với hoạt động nghiệp vụ trong quản lý nhà nước về hải quan theo các cam kết về trao đổi thông tin, điều tra xác minh, hợp tác nghiệp vụ, đặc biệt trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại vận chuyển trái phép các chất ma túy và hàng cấm qua biên giới.
4. Trọng tâm hợp tác song phương với cơ quan hải quan của các nước láng giềng và các đối tác kinh tế thương mại quan trọng của Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, thúc đẩy thương mại, khuyến khích và thu hút đầu tư và đảm bảo thực thi pháp luật và hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Theo quy định trên, các cam kết quốc tế về song phương trong lĩnh vực hải quan phải được theo dõi thực hiện, giám sát chặt chẽ việc thực thi nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia và tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của Hải quan Việt Nam.

Hoạt động hợp tác hải quan song phương

Hoạt động hợp tác hải quan song phương (Hình từ Internet)

Trọng tâm của hoạt động hợp tác hải quan song phương được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 12 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 380/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định về trọng tâm của hoạt động hợp tác hải quan song phương và đa phương hàng năm như sau:

Trọng tâm của hoạt động hợp tác hải quan song phương và đa phương hàng năm
Định kỳ hàng năm, căn cứ vào yêu cầu hợp tác và hội nhập quốc tế trong nước, khu vực và quốc tế cũng như nhu cầu hợp tác nội tại của ngành Hải quan, Vụ Hợp tác quốc tế xác định các diễn đàn hợp tác đa phương và địa bàn hợp tác song phương trọng tâm, các nội dung ưu tiên hợp tác trong năm trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt.

Theo đó, Vụ Hợp tác quốc tế xác định địa bàn hợp tác song phương trọng tâm, các nội dung ưu tiên hợp tác trong năm trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt.

Hợp tác hải quan song phương giữa các Cục Hải quan tỉnh các đơn vị Hải quan của nước láng giềng gồm các hoạt động nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 380/QĐ-TCHQ năm 2018 về hợp tác song phương giữa các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố với các đơn vị Hải quan của nước láng giềng như sau:

Hợp tác song phương giữa các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố với các đơn vị Hải quan của nước láng giềng
...
2. Các hoạt động hợp tác bao gồm:
a) Hội đàm, gặp mặt cấp Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố với các đối tác tương ứng trao đổi kinh nghiệm quản lý hải quan, thảo luận các biện pháp phối hợp cụ thể để triển khai các thỏa thuận giữa hải quan hai nước trên địa bàn quản lý;
b) Giao ban định kỳ theo kế hoạch đối ngoại hàng năm đã được phê duyệt giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu với đơn vị tương ứng của Hải quan các nước láng giềng tại cửa khẩu biên giới để phối hợp thực hiện các thỏa thuận đã ký kết giữa hải quan hai nước trên địa bàn quản lý;
c) Tiếp nhận và cung cấp thông tin sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm mục đích tạo thuận lợi thương mại và thực thi pháp luật, kiểm soát hải quan hiệu quả;
d) Tổ chức các hoạt động hỗ trợ xây dựng năng lực như đào tạo, tập huấn trên cơ sở chương trình đã được Tổng cục Hải quan phê duyệt;
e) Tổ chức giao lưu văn hóa, thể thao thăm hỏi lẫn nhau nhằm duy trì quan hệ hữu nghị hợp tác, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
...

Như vậy, hợp tác hải quan song phương giữa các Cục Hải quan tỉnh các đơn vị Hải quan của nước láng giềng gồm các hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 13 nêu trên.

Trong đó có hoạt động hội đàm, gặp mặt cấp Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố với các đối tác tương ứng trao đổi kinh nghiệm quản lý hải quan, thảo luận các biện pháp phối hợp cụ thể để triển khai các thỏa thuận giữa hải quan hai nước trên địa bàn quản lý;

Hợp tác hải quan song phương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động hợp tác hải quan song phương cần đảm bảo những yêu cầu nào? Trọng tâm của hoạt động hợp tác được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác hải quan song phương
708 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp tác hải quan song phương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: