Hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những nội dung nào? Nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại do đơn vị nào quản lý?

Cho tôi hỏi Hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những nội dung nào? Nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông do đơn vị nào quản lý? Câu hỏi của anh NKD từ Vũng Tàu.

Việc thực hiện các hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Nguyên tắc hoạt động đối ngoại được quy định tại Điều 2 Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1191/QĐ-BTTTT năm 2018 như sau:

Nguyên tắc hoạt động đối ngoại
1. Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, theo thông lệ quốc tế; bảo vệ bí mật, đảm bảo an ninh quốc gia theo quy định của Đảng và Nhà nước.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các hoạt động đối ngoại; phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối ngoại được giao.
3. Bảo đảm sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, thực hiện hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Như vậy, theo quy định, việc thực hiện các hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

(1) Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, theo thông lệ quốc tế;

Bảo vệ bí mật, đảm bảo an ninh quốc gia theo quy định của Đảng và Nhà nước.

(2) Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với các hoạt động đối ngoại;

Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối ngoại được giao.

(3) Bảo đảm sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, thực hiện hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những nội dung nào? Nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại do đơn vị nào quản lý?

Việc thực hiện các hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông phải đảm bảo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)

Hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những nội dung nào?

Nội dung hoạt động đối ngoại được quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1191/QĐ-BTTTT năm 2018 như sau:

Nội dung hoạt động đối ngoại
1. Đàm phán, ký kết và thực hiện các văn kiện hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế; gia nhập, rút khỏi và tham gia các tổ chức quốc tế.
2. Tổ chức đoàn ra và quản lý hộ chiếu ngoại giao, công vụ; tổ chức đoàn vào, tiếp khách quốc tế, tặng phẩm và lễ tân đối ngoại.
3. Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
4. Tổ chức các sự kiện thông tin đối ngoại ở nước ngoài.
5. Thu hút, vận động, tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án, phi dự án hợp tác với nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại nước ngoài.
6. Trao đổi và cung cấp thông tin với nước ngoài.
7. Quản lý công hàm.
8. Khen thưởng đối ngoại.
9. Cơ sở dữ liệu về hoạt động đối ngoại.
10. Các hoạt động đối ngoại khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy chế này.

Như vậy, theo quy định, hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm:

(1) Đàm phán, ký kết và thực hiện các văn kiện hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế; gia nhập, rút khỏi và tham gia các tổ chức quốc tế.

(2) Tổ chức đoàn ra và quản lý hộ chiếu ngoại giao, công vụ; tổ chức đoàn vào, tiếp khách quốc tế, tặng phẩm và lễ tân đối ngoại.

(3) Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.

(4) Tổ chức các sự kiện thông tin đối ngoại ở nước ngoài.

(5) Thu hút, vận động, tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án, phi dự án hợp tác với nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại nước ngoài.

(6) Trao đổi và cung cấp thông tin với nước ngoài.

(7) Quản lý công hàm.

(8) Khen thưởng đối ngoại.

(9) Cơ sở dữ liệu về hoạt động đối ngoại.

(10) Các hoạt động đối ngoại khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1191/QĐ-BTTTT năm 2018.

Nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông do đơn vị nào quản lý?

Nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại được quy định tại Điều 51 Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1191/QĐ-BTTTT năm 2018 như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị
1. Vụ Hợp tác quốc tế:
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ theo Quy chế này và các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế này;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động đối ngoại;
c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khóa đào tạo, tập huấn về hoạt động đối ngoại.
2. Văn phòng Bộ:
a) Quản lý nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại được giao; thanh quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành đối các hoạt động đối ngoại lấy kinh phí từ nguồn do Văn phòng Bộ quản lý;
b) Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho các hoạt động đối ngoại; phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện công tác lễ tân đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện các chức năng nhiệm vụ nêu tại Khoản 3 Điều 12 và Khoản 1 Điều 15 của Quy chế này.
...

Như vậy, theo quy định, nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông do Văn phòng Bộ quản lý.

Hoạt động đối ngoại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những kế hoạch hàng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng là gì?
Pháp luật
Hoạt động đối ngoại của ngành Thủy sản có những nội dung như thế nào? Hoạt động đối ngoại của ngành Thủy sản dựa theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Thông tin giải thích, làm rõ trong hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ phải được gửi đến ai?
Pháp luật
Hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những nội dung nào? Nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại do đơn vị nào quản lý?
Pháp luật
Hoạt động thông tin đối ngoại của tỉnh về cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Hoạt động đối ngoại của Bộ Xây dựng gồm những nội dung gì? Kế hoạch hoạt động đối ngoại 6 tháng của Bộ Xây dựng được lập có những nội dung gì?
Pháp luật
Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm của Bộ Xây dựng như thế nào? Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Kế hoạch hàng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải theo nguyên tắc nào? Hoạt động đối ngoại của Bộ Giao thông vận tải có những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động đối ngoại
372 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động đối ngoại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào