Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định có được ngân hàng hạch toán hay không?
Quy định nội bộ đối với hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2016/TT-NHNN như sau:
"Điều 7. Quy định nội bộ
Ngân hàng thương mại ban hành văn bản quy định nội bộ đối với hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp quy định tại Thông tư này các quy định của pháp luật có liên quan và chính sách cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại. Văn bản quy định nội bộ của ngân hàng thương mại phải hướng dẫn cụ thể các nội dung sau:
1. Quy trình thực hiện giao dịch với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho giao dịch gốc của khách hàng đó.
2. Việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ thanh toán phát sinh liên quan đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.
3. Điều kiện đối với đối tác nước ngoài mà ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
4. Phân cấp ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.
5. Nhận dạng, đo lường các loại rủi ro có thể phát sinh khi cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa; xây dựng quy trình và phân công trách nhiệm theo dõi, kiểm soát, đánh giá những rủi ro phát sinh; các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro, trong đó có giới hạn cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại, các giới hạn cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với một khách hàng và đối với cá nhân, bộ phận được giao phê duyệt, quyết định cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.
6. Các trường hợp thay đổi về nội dung liên quan đến hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa do thay đổi về giao dịch gốc; biện pháp xử lý giao dịch đối ứng đối với các trường hợp này.
7. Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.
8. Hồ sơ đề nghị sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
9. Các nội dung khác theo yêu cầu quản trị nội bộ của ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được an toàn, hiệu quả."
Theo đó, ngân hàng thương lạo lập ra quy định nội bộ đối với hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định trên.
Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa (Hình từ Internet)
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa có được ngân hàng hạch toán hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 40/2016/TT-NHNN như sau:
"Điều 8. Hạch toán kế toán
Ngân hàng thương mại thực hiện hạch toán kế toán đối với hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hệ thống tài khoản kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài."
Theo đó, hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa sẽ được ngân hàng thương mại hạch toán.
Quyền và trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 40/2016/TT-NHNN như sau:
"Điều 16. Quyền và trách nhiệm của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại có quyền:
a) Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; các thông tin, tài liệu khác phát sinh liên quan đến hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư này.
b) Yêu cầu khách hàng thông báo về những thay đổi liên quan đến giao dịch gốc để ngân hàng thương mại xem xét xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa;
c) Các quyền khác theo thỏa thuận của ngân hàng thương mại và khách hàng phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa tập trung tại trụ sở chính của ngân hàng thương mại. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro theo quy định của ngân hàng mẹ, phù hợp với quy định tại Thông tư này;
b) Cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng về sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, các rủi ro có thể phát sinh, các loại phí và mức phí nếu có để khách hàng hiểu, xem xét quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa và có biện pháp phòng ngừa rủi ro;
c) Tìm hiểu các quy định của pháp luật nước ngoài và diễn biến thị trường quốc tế liên quan đến sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, các thông tin về đánh giá xếp hạng tín nhiệm của đối tác nước ngoài nhằm đảm bảo hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được an toàn, hiệu quả;
d) Các trách nhiệm khác theo thỏa thuận của ngân hàng thương mại và khách hàng phù hợp với quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan."
Theo đó, ngân hàng thương mại trong việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa có những quyền và trách nhiệm như trên.
Sản phẩm phái sinh trong hoạt động ngân hàng bao gồm những loại nào?
Sản phẩm phái sinh tín dụng gồm những gì? Điều kiện giảm giá trị khoản phải đòi bằng sản phẩm phái sinh tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần?
Sản phẩm phái sinh lãi suất là gì? Khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường trong nước cần đáp ứng điều kiện gì?
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định có được ngân hàng hạch toán hay không?
Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường quốc tế có được thực hiện nhằm mục đích thực hiện các biện pháp bảo đảm không?
Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất ở thị trường trong nước có giúp hạn chế rủi ro lãi suất của giao dịch không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?