Hoạt động cung cấp thông tin giữa tổ chức bảo hiểm tiền gửi và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thực hiện cụ thể như thế nào, dựa trên nguyên tắc gì?

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền được tiếp cận các dữ liệu liên quan tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vậy hoạt động cung cấp thông tin hai chiều này diễn ra cụ thể như thế nào, dựa trên nguyên tắc gì?

Hoạt động cung cấp thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Hoạt động cung cấp thông tin

Hoạt động cung cấp thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Căn cứ các quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012Điều 8 Nghị định 68/2013/NĐ-CP, nguyên tắc cung cấp thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quy định như sau:

- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được phép tiếp cận dữ liệu thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm để tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiếp cận dữ liệu thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ.

- Nguyên tắc cụ thể:

+ Bảo đảm tính trung thực, khách quan, kịp thời và đầy đủ theo quy định.

+ Tổ chức được cung cấp thông tin có trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo mật thông tin được cung cấp theo đúng quy định của pháp luật.

+ Việc cung cấp thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Cung cấp thông tin của tổ chức bảo hiểm tiền gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Điều 9 Nghị định 68/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

(1) Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng nhà nước Việt Nam các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012, gồm:

- Thông tin về việc chấp hành quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Thông tin về việc trả tiền bảo hiểm đối với người được bảo hiểm tiền gửi định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 10 Điều 13 của Luật này theo định kỳ hằng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán và báo cáo hoạt động hằng năm;

- Các thông tin khác về hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

(2) Khi thực hiện việc tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng được quy định tại khoản 10 Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm báo cáo kịp thời với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp:

- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng hoặc vi phạm các quy định về pháp luật ngân hàng khác;

- Hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng chi trả, thất thoát tài sản hoặc có tác động tiêu cực tới các tổ chức tín dụng khác.

Cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành cung cấp thông tin cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 10 Nghị định 68/2013/NĐ-CP như sau:

(1) Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được tiếp cận dữ liệu thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 13 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012, gồm:

- Xây dựng chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

- Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.

- Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm.

- Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.

- Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn bảo hiểm tiền gửi.

- Chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

- Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.

- Bảo đảm bí mật số liệu tiền gửi và tài liệu liên quan đến bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm; tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động.

- Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ.

- Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

(2) Các thông tin được tiếp cận từ dữ liệu thông tin của Ngân hàng Nhà nước cụ thể như sau:

- Một số chỉ tiêu báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Báo cáo tài chính của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

- Thông tin về việc cấp Giấy phép, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thông tin về việc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

- Thông tin về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

- Thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định pháp luật về kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng;

- Các thông tin khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.

(3) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể về các nội dung thông tin, phương thức tiếp cận thông tin của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Trên đây là một số thông tin về hoạt động cung cấp thông tin từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngược lại. Nguyên tắc thực hiện được quy định cụ thể tại Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 và các văn bản liên quan.

Bảo hiểm tiền gửi TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM TIỀN GỬI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức nào phải tham gia bảo hiểm tiền gửi? Người được bảo hiểm tiền gửi có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Cá nhân có tiền gửi bằng đồng Việt Nam được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có quyền gì?
Pháp luật
Tiền gửi bằng ngoại tệ có được bảo hiểm tiền gửi không? Tiền gửi được bảo hiểm có phải là cơ sở để tính phí bảo hiểm tiền gửi?
Pháp luật
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có phải thông báo công khai về địa điểm, thời gian, phương thức trả tiền bảo hiểm không?
Pháp luật
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không?
Pháp luật
Tổ chức nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi? Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định?
Pháp luật
Ai sẽ được nhận tiền bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức tín dụng bị phá sản? Được ủy quyền cho người khác để nhận tiền bảo hiểm tiền gửi không?
Pháp luật
Tổ chức tài chính vi mô là đối tượng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đúng hay không theo quy định?
Pháp luật
Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là gì? Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi hiện nay là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm tiền gửi
1,210 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm tiền gửi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm tiền gửi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào