Hoạt động của phương tiện, tàu biển tại cảng, bến thuỷ nội địa như thế nào? Cảng vụ đường thuỷ nội địa có những quyền hạn, nhiệm vụ gì?
Hoạt động của phương tiện, tàu biển tại cảng, bến thuỷ nội địa như thế nào?
Tại Điều 70 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 về hoạt động của phương tiện, tàu biển tại cảng, bến thuỷ nội địa cụ thể:
- Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện, tàu biển vào những cảng, bến thuỷ nội địa được phép hoạt động; khi ra, vào, neo đậu tại cảng, bến thuỷ nội địa phải thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Thuyền viên, người lái phương tiện của phương tiện, tàu biển hoạt động trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa phải chấp hành các quy định pháp luật và nội quy của cảng, bến thuỷ nội địa đó.
Đường thủy nội địa
Cảng vụ đường thuỷ nội địa theo quy định pháp luật
Theo Điều 71 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định cảng vụ đường thuỷ nội địa cụ thể:
- Cảng vụ đường thuỷ nội địa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tại cảng, bến thuỷ nội địa nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tổ chức, hoạt động và phạm vi hoạt động của Cảng vụ đường thuỷ nội địa.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cảng vụ đường thuỷ nội địa theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 72 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ đường thuỷ nội địa như sau:
- Quy định nơi neo đậu cho phương tiện, tàu biển trong vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa.
- Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông và bảo vệ môi trường của phương tiện, tàu biển; kiểm tra bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và người lái phương tiện; cấp phép cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa.
- Không cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa khi cảng, bến hoặc phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn hoặc cảng, bến không đủ điều kiện pháp lý hoạt động.
- Thông báo tình hình luồng cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa.
- Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cầu tàu, bến, luồng, báo hiệu và các công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa; khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn phải thông báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý kịp thời.
- Giám sát việc khai thác, sử dụng cầu tàu, bến bảo đảm an toàn; yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác cảng, bến thuỷ nội địa tạm ngừng khai thác cầu tàu, bến khi xét thấy có ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện hoặc công trình.
- Tổ chức tìm kiếm, cứu người, hàng hoá, phương tiện, tàu biển bị nạn trong vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa.
- Huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực trong khu vực cảng, bến thuỷ nội địa để tham gia cứu người, hàng hoá, phương tiện, tàu biển trong trường hợp khẩn cấp và xử lý ô nhiễm môi trường trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa.
- Tham gia lập biên bản, kết luận nguyên nhân tai nạn, sự cố xảy ra trong khu vực cảng, bến thuỷ nội địa; yêu cầu các bên liên quan khắc phục hậu quả tai nạn.
- Xử phạt vi phạm hành chính; lưu giữ phương tiện; thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cảng, bến thuỷ nội địa có tiếp nhận phương tiện, tàu biển nước ngoài.
Quy định chung về vi phạm quản lý khai thác cảng thủy nội địa
Tại Điều 29 Nghị định 139/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về quản lý khai thác cảng thủy nội địa
(1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có hoặc có nhưng không niêm yết bảng nội quy hoạt động theo quy định;
b) Không có bảng niêm yết giá vé hoặc niêm yết giá vé đối với cảng hành khách không đúng quy định;
c) Không đảm bảo điều kiện an toàn của một trong các thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm theo quy định;
d) Bố trí thiếu mỗi thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm; không có nơi chờ cho hành khách theo quy định;
đ) Không ban hành hoặc không niêm yết công khai hoặc không thực hiện đúng quy trình xếp dỡ hàng hóa theo quy định;
e) Bố trí không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bố trí giao thông kết nối hỗ trợ người khuyết tật, người cao tuổi tại cảng hành khách theo quy định;
b) Khai thác quá phạm vi vùng nước theo quy định;
c) Khai thác không đúng mục đích so với quy định tại quyết định công bố hoạt động;
d) Tự ý cho phương tiện vào xếp dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách khi phương tiện chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vào theo quy định;
đ) Cung cấp dịch vụ không đúng với mức giá niêm yết hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu theo quy định;
e) Bố trí người điều khiển thiết bị xếp, dỡ không có chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận điều khiển phương tiện, thiết bị theo quy định.
(3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng thủy nội địa không thực hiện duy tu, kiểm định chất lượng cảng thủy nội địa theo quy định.
(4) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện công bố lại hoạt động trong các trường hợp pháp luật quy định phải thực hiện công bố lại;
b) Không phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại khi đã có quyết định công bố đóng cảng thủy nội địa;
c) Sử dụng mỗi thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không có đăng ký, đăng kiểm hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định;
d) Tự ý thay đổi kết cấu, kích thước, công dụng công trình so với quy định tại quyết định công bố hoạt động.
(5) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp cảng thủy nội địa.
(6) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác cảng thủy nội địa đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn hoạt động.
(7) Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục xác nhận hàng năm giấy chứng nhận an ninh cho cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài hoặc không thực hiện kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài đã được phê duyệt hoặc không bố trí hoặc bố trí không đủ người làm công tác an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài theo quy định;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài hoặc giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài đã hết hiệu lực.
(8) Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam có được đem đi biếu tặng không?
- Nhà máy điện BOT là gì? Thời điểm tham gia thị trường điện của đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện BOT?
- Miễn thuế là gì? Hồ sơ miễn thuế gồm những gì? Người nộp thuế nộp hồ sơ miễn thuế qua hình thức online hay trực tiếp?
- Theo chính sách của Nhà nước về an ninh mạng, không gian mạng được xây dựng thế nào theo quy định?
- Vi phạm hành chính về quản lý thuế là gì? Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế trong trường hợp nào?