Hoạt động bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức được triển khai thực hiện thông qua những biện pháp nào?
- Hoạt động bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức là gì?
- Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức?
- Những biện pháp nào được triển khai thực hiện để bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức?
Hoạt động bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BNV quy định về nội dung bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Nội dung bảo vệ vị trí công tác
Bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức là việc bảo vệ công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm của cán bộ, công chức; công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý của viên chức trong quá trình giải quyết tố cáo.
Theo đó, bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức là việc bảo vệ công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm của cán bộ, công chức; công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý của viên chức trong quá trình giải quyết tố cáo.
Bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức (Hình từ Internert)
Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức?
Theo Điều 4 Thông tư 03/2020/TT-BNV quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ như sau:
Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được người có thẩm quyền giải quyết tố cáo yêu cầu hoặc đề nghị thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp người tố cáo đó không thuộc thẩm quyền quản lý của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
3. Tổ chức, đơn vị làm công tác tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn, ban thanh tra nhân dân và các tổ chức khác cùng cấp trong việc thực hiện bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, những cá nhân, tổ chức sau đây có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức:
- Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được người có thẩm quyền giải quyết tố cáo yêu cầu hoặc đề nghị thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp người tố cáo đó không thuộc thẩm quyền quản lý của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
- Tổ chức, đơn vị làm công tác tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn, ban thanh tra nhân dân và các tổ chức khác cùng cấp trong việc thực hiện bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Những biện pháp nào được triển khai thực hiện để bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức?
Theo khoản 1 Điều 57 Luật Tố cáo 2018 quy định về biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm như sau:
Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm
1. Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ là cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
a) Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
c) Xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
2. Biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là người làm việc theo hợp đồng lao động bao gồm:
a) Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, những biện pháp sau đây được triển khai thực hiện để bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức:
- Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
- Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
- Xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Làn đường là gì? Những lưu ý khi sử dụng làn đường từ năm 2025 dành cho người tham gia giao thông?
- Chỉ số DXY là gì? Thành phần tạo nên chỉ số DXY? Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua hình thức nào?
- Thuế môn bài năm 2025 mới nhất: Tổng hợp những thông tin quan trọng cần biết và phải nắm rõ là gì?
- Người đi bộ qua đường không giơ tay xin đường có thể bị phạt tiền theo quy định mới tại Nghị định 168?
- Lỗi chở hàng cồng kềnh xe máy 2025? Mức phạt chở hàng cồng kềnh 2025? Xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?