Hoa tiêu hàng hải có giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại bao nhiêu vùng trở lên?
Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được xây dựng trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2018/TT-BGTVT quy định về nguyên tắc xây dựng, công bố, giao vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc và tuyến dẫn tàu như sau:
Nguyên tắc xây dựng, công bố, giao vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc và tuyến dẫn tàu
1. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được xây dựng trên cơ sở phạm vi hoạt động, năng lực hoạt động của tổ chức hoa tiêu hàng hải, đặc thù vùng nước cảng biển trong đó có vùng đón trả hoa tiêu, mật độ tàu thuyền, điều kiện khí tượng thủy văn trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
2. Một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.
3. Việc công bố tuyến dẫn tàu, tổ chức giao vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc hoặc tuyến dẫn tàu cho tổ chức hoa tiêu hàng hải bảo đảm ổn định, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, không xáo trộn các tuyến dẫn tàu hiện có đã giao cho các tổ chức hoa tiêu hàng hải.
Theo đó, vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được xây dựng trên cơ sở phạm vi hoạt động, năng lực hoạt động của tổ chức hoa tiêu hàng hải, đặc thù vùng nước cảng biển trong đó có vùng đón trả hoa tiêu, mật độ tàu thuyền, điều kiện khí tượng thủy văn trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc (Hình từ Internet)
Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có nghĩa vụ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 43/2018/TT-BGTVT quy định hoạt động liên quan đến dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc như sau:
Hoạt động liên quan đến dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc
1. Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải trên tuyến dẫn tàu được giao, bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Trong một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có từ 02 (hai) tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trở lên, các tổ chức hoa tiêu hàng hải phải có Quy chế phối hợp hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì tổ chức xây dựng Quy chế phối hợp giữa các tổ chức hoa tiêu hàng hải để bảo đảm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải theo quy định pháp luật. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc, Quy chế phối hợp hoạt động dịch vụ hoa tiêu hàng hải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin liên lạc của tổ chức hoa tiêu hàng hải phối hợp;
b) Kế hoạch dẫn tàu hàng ngày của tổ chức hoa tiêu hàng hải;
c) Việc phối hợp của các hoa tiêu hàng hải trong quá trình dẫn tàu, đặc biệt khi tàu hành trình qua luồng hẹp, khu quay trở, khu vực cấm tránh, vượt nhau, nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao;
d) Thông báo về tình hình dẫn tàu trong các trường hợp cần thiết như tai nạn, sự cố hoặc phát hiện chướng ngại vật nguy hiểm đến hoạt động hàng hải;
đ) Hỗ trợ bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu nếu một tổ chức hoa tiêu hàng hải không đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu trong một thời điểm nhất định; hoa tiêu được bố trí dẫn tàu phải có đủ điều kiện đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật;
e) Phân công bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu từ cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển khác trong vùng hoa tiêu bắt buộc;
g) Hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện;
h) Các nội dung khác (nếu có).
...
Theo đó, tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải trên tuyến dẫn tàu được giao, bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
Hoa tiêu hàng hải có giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại bao nhiêu vùng trở lên?
Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 43/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Hoạt động liên quan đến dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc
...
3. Hoa tiêu hàng hải có giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại 02 (hai) vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc trở lên và đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật được dẫn tàu tại các vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc này khi được sự đồng ý của tổ chức hoa tiêu hàng hải quản lý hoa tiêu hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải được giao hoạt động tại vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc đó.
Theo đó, hoa tiêu hàng hải có giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại 02 vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?