Hòa giải viên có phải giải thích cho các bên lý do không hòa giải khi xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau theo quy định thì hòa giải viên có phải giải thích cho các bên lý do không hòa giải khi xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải hay không? Câu hỏi của anh P.P.B đến từ TP.HCM.

Hòa giải viên có phải giải thích cho các bên lý do không hòa giải khi xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải hay không?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 15/2014/NĐ-CP về giải quyết trường hợp vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở

Giải quyết trường hợp vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở
Trong trường hợp xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải theo quy định tại Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở và Khoản 2 Điều 5 của Nghị định này, thì hòa giải viên giải thích cho các bên về lý do không hòa giải và hướng dẫn các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở về phạm vi hòa giải ở cơ sở như sau:

Phạm vi hòa giải ở cơ sở
1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP về phạm vi hòa giải ở cơ sở như sau:

Phạm vi hòa giải ở cơ sở
...
2. Không hòa giải các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này;
đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm:
Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Như vậy, trong trường hợp xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải theo các quy định đã phân tích ở trên, thì hòa giải viên giải thích cho các bên về lý do không hòa giải và hướng dẫn các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Hòa giải viên có phải giải thích cho các bên lý do không hòa giải thì xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải hay không?

Hòa giải viên có phải giải thích cho các bên lý do không hòa giải thì xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải hay không? (Hình từ Internet)

Việc khuyến khích cá nhân tham gia hòa giải ở cơ sở được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 15/2014/NĐ-CP thì cá nhân có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở được Nhà nước hỗ trợ tài liệu, được phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở;

Cá nhân khi tham gia hòa giải tại cơ sở được khen thưởng khi tham gia tích cực hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại điểm d khoản 1, điểm d khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định 15/2014/NĐ-CP.

Hòa giải viên có được quyền đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải hay không?

Căn cứ tại Điều 9 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 về quyền của hòa giải viên như sau:

Quyền của hòa giải viên
1. Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
2. Đề nghị các bên có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải.
3. Tham gia sinh hoạt, thảo luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải.
4. Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải.
5. Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải.
6. Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
7. Được hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.
8. Kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải.
9. Chính phủ quy định chi tiết khoản 5 và khoản 7 Điều này.

Như vậy, hòa giải viên có quyền đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải.

Hòa giải viên Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hòa giải viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hòa giải viên có quyền đưa ra phương án giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương cho các bên xem xét khi giải quyết tranh chấp hay không?
Pháp luật
Hòa giải viên Tòa án được nhận bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khi nào? Ngoài ra Hòa giải viên còn được khen thưởng theo hình thức nào khác?
Pháp luật
Hòa giải viên tại Tòa án được nhận bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cần hoàn thành công việc ở mức nào?
Pháp luật
Hòa giải viên có bị buộc thôi làm Hòa giải viên trong trường hợp không còn uy tín để thực hiện nhiệm vụ hay không?
Pháp luật
Người khởi kiện có được lựa chọn Hòa giải viên không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án đang nhận đơn khởi kiện không?
Pháp luật
Người có nguyện vọng làm Hòa giải viên tại Tòa án có thể nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên ở đâu?
Pháp luật
Người đã là Thanh tra viên muốn trở thành Hòa giải viên tại Tòa án thì cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại không?
Pháp luật
Hòa giải viên tại Tòa án có đương nhiên được bổ nhiệm lại khi người này hết nhiệm kỳ hay không?
Pháp luật
Chuyên gia tài chính có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên không? Chuyên gia tài chính cần đáp ứng những điều kiện nào để được bổ nhiệm làm hòa giải viên?
Pháp luật
Danh sách Hòa giải viên tại Tòa án được bổ nhiệm có được công bố công khai không? Nếu có thì công bố ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hòa giải viên
339 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hòa giải viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào