Hòa giải trong bạo lực gia đình có thay thế được biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình không?
- Hòa giải trong bạo lực gia đình có thay thế được biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình không?
- Việc hòa giải trong bạo lực gia đình có cần phải đảm bảo bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải không?
- Ai có thẩm quyền tiến hành hòa giải trong bạo lực gia đình?
Hòa giải trong bạo lực gia đình có thay thế được biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình không?
Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau
Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình:
1. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là việc người tiến hành hòa giải hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình để không làm phát sinh, tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là việc người tiến hành hòa giải hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình để không làm phát sinh, tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
Ngoài ra, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thể thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.
Hòa giải trong bạo lực gia đình có thay thế được biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình không? (Hình từ internet)
Việc hòa giải trong bạo lực gia đình có cần phải đảm bảo bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải không?
Việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, cụ thể như sau:
Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình
...
2. Việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chủ động, kịp thời, kiên trì;
b) Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình;
c) Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;
d) Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải;
đ) Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
Việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải đảm bảo đáp ứng các nguyên tắc sau:
- Chủ động, kịp thời, kiên trì;
- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình;
- Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;
- Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải;
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
Như vậy, bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình hòa giải là một trong những nguyên tắc của hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Ai có thẩm quyền tiến hành hòa giải trong bạo lực gia đình?
Chủ thể có thẩm quyền tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Chủ thể tiến hành hòa giải
1. Thành viên gia đình, dòng họ có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp nhằm phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình phát sinh hoặc tái diễn.
Trong trường hợp cần thiết có thể mời chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người thân, người trong cơ quan, tổ chức của chủ thể có mâu thuẫn, tranh chấp và người được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về công tác xã hội, tâm lý học, người có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tham gia hòa giải.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức đó với thành viên gia đình của họ khi có đề nghị của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để hòa giải.
3. Tổ hòa giải ở cơ sở có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho hòa giải viên của Tổ hòa giải ở cơ sở.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chủ thể có thẩm quyền tiến hành hòa giải bao gồm:
- Thành viên trong gia đình, dòng họ;
- Chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư,người thân;
- Người trong cơ quan tổ chức của chủ thể có mâu thuẫn, tranh chấp;
- Người được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về công tác xã hội, tâm lý học, người có kinh nghiệm trong công tác phòng chồng, chống bạo lực gia đình;
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức đó với thành viên gia đình của họ khi có đề nghị của thành viên gia đình;
- Trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để hòa giải;
- Tổ hòa giải ở cơ sở;
- Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho hòa giải viên của Tổ hòa giải cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 gồm những gì?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 HCM? Thời gian bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 TPHCM ra sao?
- Mẫu bản cam kết của người lao động để được hỗ trợ do bị giảm giờ làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động? Tải mẫu tại đâu?
- Hướng dẫn xuất hóa đơn quà tặng cho nhân viên mới nhất năm 2025? Cách xuất hóa đơn quà tặng cho nhân viên thế nào?
- Mẫu biên bản đánh giá giờ dạy đối với giáo viên Tiểu học thông dụng nhất? Hồ sơ quản lý giáo dục bao gồm những gì?