Yêu cầu về thành tích khi xét nâng ngạch Thanh tra viên theo quy định mới nhất gồm có những gì?
Thanh tra viên được xét nâng ngạch khi nào?
Căn cứ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 43/2023/NĐ-CP có quy định về việc xét nâng ngạch Thanh tra viên như sau:
Xét nâng ngạch Thanh tra viên
1. Thanh tra viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điều 39, 40 và 41 của Luật Thanh tra thì được xét nâng ngạch trong các trường hợp sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, Thanh tra viên được xét nâng ngạch khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được xét nâng ngạch trong các trường hợp sau:
- Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
- Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận.
Căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ quan sử dụng Thanh tra viên báo cáo cơ quan quản lý xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc xét nâng ngạch ngay sau khi Thanh tra viên đáp ứng 01 trong 02 điều kiện trên.
Yêu cầu về thành tích khi xét nâng ngạch Thanh tra viên theo quy định mới nhất gồm có những gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về thành tích khi xét nâng ngạch Thanh tra viên gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 43/2023/NĐ-CP, yêu cầu về thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ bao gồm các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức.
Cụ thể như sau:
Xét nâng ngạch Thanh tra viên
...
2. Yêu cầu về thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức như sau:
a) Đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên lên ngạch Thanh tra viên chính: được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
b) Đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên chính lên ngạch Thanh tra viên cao cấp: được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Như vậy yêu cầu về thành tích khi xét nâng ngạch Thanh tra viên bao gồm:
- Đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên lên ngạch Thanh tra viên chính:
+ Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên
+ Hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
- Đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên chính lên ngạch Thanh tra viên cao cấp:
+ Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất
+ Hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Thanh tra viên có hành vi gian lận trong kỳ thi nâng ngạch thì có bị miễn nhiệm không?
Căn cứ quy định tại Điều 42 Luật Thanh tra 2022 về miễn nhiệm thanh tra viên như sau:
Miễn nhiệm Thanh tra viên
1. Việc miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
b) Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao;
c) Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
d) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 của Luật này;
đ) Không hoàn thành nhiệm vụ 01 năm ở ngạch được bổ nhiệm;
e) Người được bổ nhiệm vào ngạch có hành vi gian lận trong kỳ thi nâng ngạch hoặc kê khai không trung thực trong hồ sơ bổ nhiệm vào ngạch;
g) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
2. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm Thanh tra viên.
Như vậy, trong kỳ thi nâng ngạch công chức, Thanh tra viên có hành vi gian lận sẽ bị miễn nhiễm.
Theo đó, trình tự, thủ tục miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý Thanh tra viên có văn bản đề nghị miễn nhiệm Thanh tra viên;
- Cơ quan, đơn vị, bộ phận, người được giao phụ trách công tác tổ chức cán bộ, theo phân cấp quản lý cán bộ dự thảo quyết định miễn nhiệm và thu thập các tài liệu liên quan, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm;
- Cơ quan, đơn vị, bộ phận, người được giao phụ trách công tác tổ chức cán bộ thông báo quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ thanh tra và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác thanh tra.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra chính thức được áp dụng kể từ ngày 15/8/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?