Yêu cầu về kinh nghiệm đối với chuyên viên cao cấp về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa như thế nào?
Chuyên viên cao cấp về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại Mục 2 Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL quy định chuyên viên cao cấp về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án, cụ thể:
+ Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các quy định trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
+ Văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.
+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực về quản lý di sản văn hóa.
- Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản, cụ thể:
+ Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực về quản lý di sản văn hóa.
+ Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về ngành, lĩnh vực về quản lý di sản văn hóa.
+ Chủ trì tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách về ngành, lĩnh vực về quản lý di sản văn hóa.
- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản, cụ thể:
+ Chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
+ Văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.
+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực về quản lý di sản văn hóa.
- Tham gia thẩm định các văn bản.
+ Tham gia thẩm định, góp ý các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
+ Văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng liên quan đến ngành, lĩnh vực về quản lý di sản văn hóa.
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể:
Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công.
- Phối hợp thực hiện, cụ thể:
Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp, cụ thể:
Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.
Yêu cầu về kinh nghiệm đối với chuyên viên cao cấp về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa như thế nào? (Hình từ Internet)
Chuyên viên cao cấp về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Mục 4 Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL quy định chuyên viên cao cấp về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa có quyền hạn như sau:
- Thứ nhất, được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Thứ hai, tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
- Thứ ba, được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Thứ tư, được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Cuối cùng, được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.
Yêu cầu về kinh nghiệm đối với chuyên viên cao cấp về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa?
Căn cứ tại Mục 5 Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL quy định yêu cầu về kinh nghiệm đối với chuyên viên cao cấp về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa như sau:
- Thứ nhất, có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Thứ hai, trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, tham gia thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:
+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành.
Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 10/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?