Yêu cầu Tòa án giải thích đối với bản án, quyết định thi hành án dân sự trong trường hợp nào?
Yêu cầu Tòa án giải thích đối với bản án, quyết định thi hành án dân sự trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Việc yêu cầu Tòa án giải thích đối với bản án, quyết định
1. Trường hợp phát hiện bản án, quyết định của Tòa án có những điểm chưa rõ gây khó khăn cho việc thi hành án hoặc phát hiện lỗi chính tả, số liệu có nhầm lẫn hoặc tính toán sai thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ, sửa chữa lỗi chính tả hoặc số liệu nhầm lẫn. Tòa án có trách nhiệm trả lời về những vấn đề được nêu trong văn bản yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự.
Việc giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ, sửa chữa lỗi chính tả hoặc sai sót về số liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng và Điều 179 Luật Thi hành án dân sự.
2. Văn bản trả lời của Tòa án là căn cứ để cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án, quyết định thu hồi hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án đã ban hành hoặc để tiếp tục tổ chức việc thi hành án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục tổ chức việc thi hành án hoặc ban hành quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành, ban hành quyết định về thi hành án mới, trong đó có nội dung tiếp tục duy trì kết quả thi hành án nếu quá trình tổ chức thi hành án trước đó không có sai sót về trình tự, thủ tục thi hành án.
Như vậy theo quy định trên yêu cầu Tòa án giải thích đối với bản án, quyết định thi hành án dân sự khi phát hiện bản án, quyết định của Tòa án có những điểm chưa rõ gây khó khăn cho việc thi hành án hoặc phát hiện lỗi chính tả, số liệu có nhầm lẫn hoặc tính toán sai.
Yêu cầu Tòa án giải thích đối với bản án, quyết định thi hành án dân sự trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc kiến nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định việc kiến nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện như sau:
- Trường hợp phát hiện có căn cứ để xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi đang tổ chức thi hành vụ việc có trách nhiệm kiến nghị với người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đó.
Người có thẩm quyền phải trả lời kiến nghị trong thời hạn 03 tháng, trường hợp vụ việc phức tạp thì không quá 04 tháng kể từ ngày nhận được kiến nghị.
- Trường hợp chưa hết thời hạn quy định mà nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền về việc không có cơ sở chấp nhận kiến nghị, không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
+ Trường hợp đã hết thời hạn quy định mà vẫn không nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục tổ chức thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
+ Đồng thời, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo cho Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền về việc không nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền.
- Trường hợp có thiệt hại do việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án thì việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Thực hiện thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định về thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm như sau:
- Trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã được thi hành một phần hoặc đã thi hành xong mà nhận được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm thông báo ngay cho người có thẩm quyền đã kháng nghị biết kết quả đã thi hành.
+ Người có thẩm quyền đã kháng nghị có trách nhiệm gửi thông báo về kết quả thi hành án nói trên cho Tòa án có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm biết và giải quyết theo quy định của pháp luật.
+ Khi xét xử lại, Tòa án phải phán quyết rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự trên cơ sở tính toán, đối trừ phù hợp với kết quả thi hành án.
- Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại mà cơ quan thi hành án dân sự chưa chi trả số tiền thi hành án đã thu được (kể cả trường hợp thu qua việc bán tài sản của người phải thi hành án) thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục đứng tên gửi số tiền thi hành án đã thu được vào Ngân hàng theo kỳ hạn 01 tháng.
Phần lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ được cộng vào số tiền gửi ban đầu để thực hiện theo bản án, quyết định mới có hiệu lực pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?