Yêu cầu đối với người đại diện tranh chấp đất đai tại TP HCM ra sao? Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp gồm những gì?
Yêu cầu đối với người đại diện tranh chấp đất đai tại TP HCM ra sao?
Căn cứ Quyết định 06/2018/QĐ-UBND năm 2018 về quy định giải quyết tranh chấp đất đai và cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND năm 2018 có quy định về người đại diện tranh chấp như sau:
Người đại diện
1. Người đại diện phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người tranh chấp là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc tranh chấp.
Trường hợp người tranh chấp ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình tranh chấp thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc tranh chấp.
3. Các bên tranh chấp được yêu cầu luật sư, trợ giúp viên pháp lý hỗ trợ pháp lý trong quá trình gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc khiếu nại. Trong trường hợp các bên tranh chấp yêu cầu luật sư, trợ giúp viên pháp lý hỗ trợ pháp lý thì luật sư và trợ giúp viên pháp lý được quyền tham dự khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền mời các bên tranh chấp để thu thập chứng cứ, đối thoại, hòa giải trong quá trình thẩm tra, xác minh, lập hồ sơ tranh chấp.
Theo đó, người đại diện tranh chấp đất đai tại TP HCM yêu cầu phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người tranh chấp là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc tranh chấp.
Yêu cầu đối với người đại diện tranh chấp đất đai tại TP HCM ra sao? Hồ sơ yêu cầu giải quyết có gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM có gì?
Căn cứ Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND năm 2018, việc yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện bằng đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai trực tiếp đến đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong thời hạn quy định (đối với trường hợp nộp đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu).
Theo đó, hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM gồm:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai hoặc bản ghi lời yêu cầu về giải quyết tranh chấp;
Đơn tranh chấp đất đai phải có các nội dung sau:
+ Ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn,
+ Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người đứng tên trong đơn;
+ Số CMND hoặc CCCD, nơi cấp, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp, địa chỉ nơi cư trú của người đứng tên trong đơn;
+ Nội dung, lý do tranh chấp và yêu cầu của người viết đơn.
+ Đơn phải do người tranh chấp ký tên hoặc điểm chỉ.
- Biên bản hòa giải của UBND xã;
- Quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu (đối với trường hợp nộp đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu).
- Bản vẽ hiện trạng nhà đất, công trình xây dựng, hồ sơ địa chính có liên quan đến phần đất tranh chấp (nếu có);
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
- Các tài liệu khác có liên quan đến việc tranh chấp (nếu có).
Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp 01 bộ hồ sơ (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cá nhân, tổ chức tranh chấp đất đai phải có căn cứ chứng minh:
- Đã tiến hành thủ tục hòa giải nhưng không thành;
- Phần đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của mình hoặc có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Ủy ban nhân dân các cấp;
- Có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM là gì?
Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM được xác định tại Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND năm 2018 như sau:
Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
2. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
3. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
4. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
5. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp tại TP Hồ Chí Minh được thực hiện dựa theo 05 căn cứ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?