Yêu cầu đối với giết mổ động vật trên cạn để kinh doanh là gì? Nội dung kiểm soát giết mổ động vật trên cạn bao gồm những nội dung gì?
Yêu cầu đối với giết mổ động vật trên cạn để kinh doanh là gì?
Căn cứ tại Điều 64 Luật Thú y 2015 quy định yêu cầu đối với giết mổ động vật trên cạn để kinh doanh như sau:
- Động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm soát giết mổ theo quy trình.
- Việc giết mổ động vật phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật tập trung bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y. Trường hợp tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung thì việc giết mổ động vật được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ và phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y.
- Động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ khi đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và được đối xử theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Thú y 2015.
Yêu cầu đối với giết mổ động vật trên cạn để kinh doanh là gì? Nội dung kiểm soát giết mổ động vật trên cạn bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm soát giết mổ động vật trên cạn bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 65 Luật Thú y 2015 quy định nội dung kiểm soát giết mổ động vật trên cạn bao gồm:
- Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với động vật giết mổ.
- Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người trực tiếp tham gia giết mổ động vật.
- Kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật để phát hiện các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con người và môi trường.
- Xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
- Đóng dấu hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt hoặc dán tem vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật , sản phẩm động vật trên cạn nhỏ lẻ là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 69 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật
1. Cơ sở giết mổ động vật tập trung:
a) Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
2. Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ:
a) Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
b) Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật;
c) Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
3. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
c) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
đ) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại;
g) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
4. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ:
a) Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại;
b) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Như vậy theo quy định trên yêu cầu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật , sản phẩm động vật trên cạn nhỏ lẻ như sau:
- Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại.
- Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật.
- Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được ủy quyền khiếu nại? Ủy quyền khiếu nại sẽ được thực hiện trong trường hợp như thế nào?
- Phóng viên hạng ba cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào để có thể được xét lên phóng viên hạng hai?
- Thành tích công tác đột xuất thuộc Bộ Nội vụ được thể hiện như thế nào? Nguyên tắc xét thưởng thành tích công tác đột xuất?
- Tải 10 mẫu bản cam kết được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Tổng hợp các mẫu bản cam kết thông dụng?
- Mẫu kê khai tình hình tài chính của nhà thầu trong hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào?