Xử phạt vi phạm hành chính lên đến 300 triệu trong quản lý giá đối với hành vi nào theo Nghị định mới?
Xử phạt vi phạm hành chính lên đến 300 triệu trong quản lý giá đối với hành vi nào theo Nghị định mới?
Ngày 12 tháng 7 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá.
Cụ thể, Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong quản lý giá (bao gồm: hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước; cơ sở dữ liệu về giá; thẩm định giá; thanh tra chuyên ngành về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá) và việc đăng tải thông tin vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đến 300 triệu trong quản lý giá đối với hành vi sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá
...
5. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
đ) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền đã sử dụng không đúng Quỹ bình ổn giá đối với các hành vi vi phạm tại khoản 5 Điều này;
e) Buộc nộp vào ngân sách toàn bộ số lợi bất hợp pháp (nếu có) đối với số tiền Quỹ bình ổn giá khi trích lập không đầy đủ, không trích lập hoặc sử dụng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật về Quỹ bình ổn giá tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Tại khoản 5 Điều 23 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định cũng xử phạt vi phạm hành chính đến 300 triệu trong quản lý giá đối với hành vi sau:
Xử phạt hành vi vi phạm các quy định khác về thẩm định giá
...
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về thẩm định giá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ có thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
...
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP nêu rõ nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân quy định tại Nghị định là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng.
...
Do đó, có thể xử phạt vi phạm hành chính đến 300 triệu đối với tổ chức vi phạm trong quản lý giá đối với hành vi sau:
- Hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật;
- Hành vi mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về thẩm định giá.
Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đến 300 triệu trong quản lý giá đối với hành vi nào?
Có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào trong quản lý giá?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:
- Phạt tiền;
- Tước có thời hạn quyền sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đình chỉ có thời hạn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về thẩm định giá.
Nghị định 87/2024/NĐ-CP có hiệu lực khi nào?
Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 7 năm 2024 và thay thế các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá quy định tại Chương II Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí và hóa đơn; Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Như vậy, Nghị định 87/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 7 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc tất niên cuối năm hay ý nghĩa, ấn tượng? Tổng hợp lời chúc tất niên công ty cuối năm độc đáo?
- Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không?
- Lời dẫn chương trình văn nghệ mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Lời dẫn chương trình văn nghệ hội người cao tuổi?
- Những tài liệu nào trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải là bản sao có chứng thực?
- Thông tin tài liệu liên quan đến lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được điều tra thu thập bao gồm những gì?